Bé trai 15 tuổi qua đời do mắc vi khuẩn Whitmore: 5 triệu chứng của bệnh cần phải đưa đi bệnh viện ngay

Bài học làm mẹ 14/11/2022 17:07

Whitmore là loại vi khuẩn nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị. Do đó, khi thấy các triệu chứng lạ của trẻ, bố mẹ thấy thì nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay.

Mới đây, thông tin từ bệnh viện Nhi Trung ương, một bé trai 15 tuổi (Thanh Hóa) đã tử vong sau khi phát hiện mắc vi khuẩn Whitmore.

Vi khuẩn Whitmore là gì?

Bệnh Whitmore là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do vi khuẩn gram âm có tên Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh do bác sĩ Afred Whitmore mô tả năm 1912 tại Miến Điện, từ đó lấy tên Whitmore.

Vi khuẩn Whitmore này sống trên bề mặt nước và trong đất, đặc biệt là bùn đất, lây sang người qua vết trầy xước trên da hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất hoặc giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn, nhất là vào mùa mưa.

Người nhiễm vi khuẩn Whitmore có tỷ lệ tử vong từ 40-60%. Trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Vi khuẩn có thể làm hoại tử và chết các mô trong cơ thể, ở da thì viêm loét hay áp xe, ở phổi thì gây viêm phổi, trong máu thì gây nhiễm trùng máu,…

Bé trai 15 tuổi qua đời do mắc vi khuẩn Whitmore: 5 triệu chứng của bệnh cần phải đưa đi bệnh viện ngay - Ảnh 1

Vi khuẩn Whitmore thường sống lâu trong đất bẩn.

Triệu chứng của mắc vi khuẩn Whitmore

Người mắc bệnh Whitmore thường có dấu hiệu sốt cao, đau dạ dày, đau ngực, viêm mang tai (rất giống với quai bị), đau cơ khớp, đau đầu và co giật.

Bệnh Whitmore biểu hiện ở các vị trí khác nhau nên dấu hiệu và triệu chứng cũng khác nhau:

Nhiễm trùng phổi: Tác động của nhiễm trùng phổi có thể từ viêm phế quản nhẹ đến viêm phổi nặng với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, khó thở, đau ngực và đau nhức cơ.

Nhiễm trùng cục bộ: Đau hoặc sưng ở một vùng nhất định (khu trú), chẳng hạn như tuyến mang tai, nơi thường liên quan nhất với quai bị và nằm bên dưới và phía trước tai.

Nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) với các dấu hiệu đau hoặc sưng, loét và áp xe, kèm theo sốt và đau cơ.

Nhiễm trùng máu: Nếu vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào máu sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng máu với các triệu chứng gồm: sốt cao rét run, đau đầu, đau họng, khó thở, đau vùng bụng trên, tiêu chảy, đau khớp và đau cơ, vết loét có mủ trên da…

Nhiễm trùng lan tỏa: Vết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác nhau rải rác trên cơ thể, sụt cân, đau đầu, co giật, đau ở các bộ phận khác nhau (ngực, dạ dày, cơ, khớp).

Lây vi khuẩn Whitmore từ đâu?

- Người bệnh từng hít phải bụi bẩn hoặc nước mưa có chứa vi khuẩn Whitmore.

- Vết trầy xước trên da khi tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, chứa hóa chất, chất thải, nhiều nhất tại vùng ao hồ, đầm lầy, đồng ruộng.

 Bệnh rất hiếm khi lây truyền từ người sang người, hoặc từ động vật sang người qua đường không khí. Vì thế, bệnh thường không bùng phát thành dịch hoặc đại dịch.

Ăn hàu có thực sự tăng sinh lực “chuyện ấy”, ăn thế nào cho đúng?

Hàu sữa được nhiều người cho là "trợ thủ đắc lực" trong chuyện "chăn gối" của nam giới. Điều này có đúng không và nên ăn hàu như thế nào cho hiệu quả?

TIN MỚI NHẤT