Tiêm mũi 2 chậm trễ có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 không?

Tin y tế 03/11/2021 14:41

Việc tiêm mũi 2 Vắc xin Covid-19 chậm trễ có làm giảm hiệu quả của vắc xin hay không hiện đang là vấn đề đang được quan tâm của mọi người.

Vắc xin Covid-19 là một trong những biện pháp hữu hiệu giảm thiểu bệnh tật do Covid-19 gây ra. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vaccine phòng Covid-19 hiện nay là khác nhau. Vậy nên, không ít người thắc mắc về việc tiêm mũi 2 chậm trễ có làm giảm tác dụng hay không.

Theo chia sẻ của báo Người lao động, Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP HCM) đã giải đáp thắc mắc như sau: "Khuyến cáo khoảng cách 3 tuần giữa 2 mũi tiêm Pfizer , cũng như khuyến cáo 4 tuần giữa 2 mũi tiêm Moderna, AstraZeneca... chỉ là thời hạn tối thiểu nên áp dụng, chứ không có mức tối đa".

Bác sĩ cũng nhấn mạnh: "Việc khoảng cách giữa 2 mũi dài hơn thời hạn này không làm giảm tác dụng vắc-xin nhưng chắc chắn bạn sẽ thiệt thòi nếu lỡ mắc Covid-19 khi chưa kịp tiêm mũi 2, vì người tiêm 2 mũi thì bệnh sẽ nhẹ hơn. Vì vậy, cố gắng tiêm sớm mũi 2 và 5K cẩn thận nếu chưa tiếp cận được thuốc".

vac xin covid 19

Đồng thời, theo chia sẻ thông tin từ Quân đội nhân dân, PGS, TS Dương Thị Hồng (Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng) cho biết việc mở rộng quốc gia tiêm vaccine liều 2 theo lịch khuyến cáo. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể sinh ra kháng thể để phòng bệnh Covid-19.

Song, trong trường hợp thời gian tiêm chậm hơn thì người tiêm cũng không phải tiêm lại từ đầu, vì sẽ không ảnh hưởng hiệu lực của vaccine. Bởi vì, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu.

vac xin covid 19 1

Ngoài ra, những người đã tiêm 1 mũi vaccine sau khi tiêm khoảng 14 ngày cơ thể đã có kháng thể giúp phòng bệnh Covid-19 ở mức độ nhất định trước nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ bị bệnh nặng. Vì vậy, người dân không nên quá lo lắng vì trong trường hợp tiêm chậm mũi 2 hơn so với lịch dự kiến thì không phải tiêm lại từ đầu. 

Khô miệng có phải là một triệu chứng của Covid-19?

Các chuyên gia thảo luận về mối liên hệ giữa chứng khô miệng và Covid-19.

TIN MỚI NHẤT