Nhiều nạn nhân tiêm filler bị biến chứng mù mắt, đột quỵ: Bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân 'chết người'

Tin y tế 18/08/2023 10:57

Chất làm đầy (filler) nếu tiêm thẳng vào mạch máu có thể gây thuyên tắc động mạch võng mạc, khiến mắt mù hoặc thuyên tắc động mạch não, dẫn dến nhồi máu não.

Tiêm chất làm đầy căng da mặt (Filler) là một kỹ thuật thường được sử dụng trong thẩm mỹ. Phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới do nhu cầu làm đẹp, tăng độ đàn hồi và săn chắc cho da. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm như mất thị lực, thậm chí đột quỵ. 

Cụ thể, dẫn tin từ Dân Trí, khoảng 12h ngày 1/8, bà B.H.C. (địa chỉ 50/19 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình) thực hiện tiêm filler vào vùng trán phải bệnh nhân sau khi ủ tê. Ngay sau tiêm khoảng 1 phút, bệnh nhân bị mờ mắt phải. Lúc này, bà C. liền tiêm thuốc giải cho bệnh nhân rồi đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.

Nhiều nạn nhân tiêm filler bị biến chứng mù mắt, đột quỵ: Bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân 'chết người' - Ảnh 1
Một trường hợp biến chứng nặng sau khi tiêm filler vùng mặt - Ảnh: Dân Trí

Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân viêm màng bồ đào toàn bộ mắt phải, tắc động mạch trung tâm võng mạc, theo dõi thiếu máu da vùng trán phải, mắt phải, mũi sau tiêm filler.

1 trường hợp khác gặp biến chứng nặng khi tiêm filler được ghi nhận trên VnExpress là nam thanh niên 21 tuổi. Người này vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115 do đau đầu kèm nôn ói, đau mắt phải, nhìn mờ, sau 5 phút tiêm filler nâng mũi phong thủy tại cơ sở bán xôi và bánh mì, không có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh. Filler được một người phụ nữ mua trên mạng với giá 300.000 đồng và tiêm cho chàng trai.

Nhiều nạn nhân tiêm filler bị biến chứng mù mắt, đột quỵ: Bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân 'chết người' - Ảnh 2
Áp xe nặng khi tiêm tan mỡ - Ảnh: Thanh Niên

Lý giải về nguyên nhân nhiều người gặp biến chứng sau tiêm chất làm đầy, căng da mặt, theo thông tin từ Tuổi Trẻ, những rủi ro và tác dụng phụ có thể kể đến như sau:

- Tụ máu: Biến chứng phổ biến nhất, thường xảy ra ở dạng bầm tím ngay sau khi đâm thủng mạch máu quanh nhãn cầu.

- U cục: có thể xảy ra nếu người tiêm tiêm nhanh và mạnh trên vùng nông như xương có lớp da mỏng.

- Hiệu ứng Tyndall: khiến da đổi màu hơi xanh.

- Phù nề: khi chất làm đầy đi vào rãnh lệ, có thể xảy ra nhiều năm sau khi tiêm, do nó hấp thụ nhiều nước hơn khi bị phân rã thành các phân tử nhỏ hơn.

- Dị ứng: hiếm xảy ra, thường trong 1 đến 3 ngày sau tiêm, dấu hiệu gồm ban đỏ, phù nề, sẩn.

- Nhiễm trùng: có thể xảy ra sớm hoặc 2 tuần sau tiêm.

- Kích hoạt lại vi rút Herpes Simplex: ở bệnh nhân có tiền sử từng nhiễm, thường quanh khu vực niêm mạc mũi, quanh miệng, khẩu cái cứng.

- Biến chứng mạch máu là nguy hiểm nhất, bao gồm hoại tử da với biểu hiện cơn đau dữ dội kéo dài kèm da tái nhợt, rồi đổi màu xanh đỏ sẫm, sau đó hoại tử. Biến chứng do tắc mạch được báo cáo ngày càng nhiều như giảm hoặc mất thị lực và đột quỵ.

Nhiều nạn nhân tiêm filler bị biến chứng mù mắt, đột quỵ: Bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân 'chết người' - Ảnh 3
Nhiều nạn nhân tiêm chất làm đầy bị biến chứng mù mắt hoặc đột quỵ - Ảnh: Tuổi Trẻ

Trên thực tế hoàn toàn có thể xảy ra, vì không đảm bảo rằng chúng ta không tiêm vào máu hoặc không gây chèn ép mạch máu, và do sự chảy ngược của chất làm đầy trong hệ thống động mạch, acid hyaluronic có kích thước rất nhỏ, chúng có thể đi đến những vùng xa vị trí tiêm, chẳng hạn động mạch mắt, động mạch não nơi có kích thước lòng mạch nhỏ.

Vùng quanh hốc mắt, vùng mũi, nếp gấp mũi má và trán có nguy cơ biến chứng cao nhất. Biểu hiện đầu tiên là giảm thị lực, đau mắt, đau đầu, liệt các dây thần kinh sọ. Đáng tiếc là hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho biến chứng này.

Để giảm thiểu biến chứng này, rất cần tối đa hóa kỹ thuật tiêm, nắm vững giải phẫu vùng mặt, nhận biết sớm các triệu chứng, tiền sử bệnh của đối tượng tiêm dễ gây huyết khối, sẽ góp phần làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng. 

Tiêm chất làm đầy là một lựa chọn cá nhân của mỗi người. Tùy vào mục tiêu, mong muốn và tình trạng sức khỏe, việc tiêm chất làm đầy có thể mang lại lợi ích hoặc rủi ro. Do đó, trước khi quyết định tiêm chất làm đầy, bạn cần tìm hiểu kỹ về loại chất làm đầy, nguồn gốc, thành phần và quá trình tiêm. 

Bạn cũng nên chọn một bác sĩ có kinh nghiệm và uy tín để thực hiện thủ thuật. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau tiêm của bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Chất làm đầy không phải là giải pháp duy nhất để cải thiện nhan sắc. Bạn có thể tham khảo các phương pháp khác như dưỡng da, ăn uống lành mạnh, tập thể dục hoặc sử dụng các sản phẩm làm đẹp an toàn.

Dụng cụ tránh thai 'đi lạc', đâm xuyên thành tử cung vào thành đại tràng

Vòng tránh thai đâm xuyên thành tử cung vào thành đại tràng Sigma của phụ nữ sau 5 tháng đặt vòng.

TIN MỚI NHẤT