Thiếu loại vitamin này làm tăng nguy cơ mềm xương: Nếu thấy cơ thể có 6 dấu hiệu "báo động", cần đi khám ngay

Sức khỏe 08/09/2023 21:59

Thiếu vitamin D có nghĩa là không có đủ vitamin D trong cơ thể. Thiếu vitamin D là nguyên nhân phổ biến gây ra vấn đề với xương và cơ bắp của bạn.

Vitamin D là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể bạn sử dụng để phát triển và duy trì xương bình thường. Vitamin D cũng đóng một vai trò trong hệ thần kinh, hệ thống cơ xương và hệ thống miễn dịch của bạn.

Theo một đánh giá năm 2020, 50% dân số trên toàn thế giới không có đủ mức vitamin D cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, gần 1/4 người trưởng thành ở Hoa Kỳ được coi là thiếu vitamin D. Các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ thiếu hụt nghiêm trọng và người.

Thiếu loại vitamin này làm tăng nguy cơ mềm xương: Nếu thấy cơ thể có 6 dấu hiệu 'báo động', cần đi khám ngay - Ảnh 1

Với sự thiếu hụt vitamin D mãn tính hoặc nghiêm trọng, sự suy giảm hấp thụ canxi và phốt pho của ruột dẫn đến hạ canxi máu (nồng độ canxi trong máu thấp). Điều này dễ khiến tuyến cận giáp hoạt động quá mức để cố gắng giữ mức canxi trong máu bình thường. Cả hạ canxi máu và cường cận giáp, nếu nặng, có thể gây ra các triệu chứng, bao gồm yếu cơ và chuột rút, mệt mỏi và trầm cảm.

Để cố gắng cân bằng nồng độ canxi trong máu (thông qua cường cận giáp thứ phát), cơ thể bạn lấy canxi từ xương, dẫn đến quá trình khử khoáng xương tăng tốc, tức là xương sẽ bị phá vỡ nhanh hơn mức có thể tái tạo. Điều này có thể dẫn đến nhuyễn xương (xương mềm) ở người lớn và còi xương ở trẻ em. Nhuyễn xương và loãng xương khiến bạn tăng nguy cơ gãy xương.

Thiếu vitamin D đã trở nên phổ biến hơn trong vài năm qua. Trung tâm Y tế Đại học Nebraska (Hoa Kỳ) thỉnh thoảng sàng lọc tình trạng này ở những bệnh nhân đang vật lộn với mệt mỏi, trầm cảm và gặp các vấn đề về xương.

Thiếu loại vitamin này làm tăng nguy cơ mềm xương: Nếu thấy cơ thể có 6 dấu hiệu 'báo động', cần đi khám ngay - Ảnh 2

Claire Barnes, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại Bio-Kult, đã chia sẻ những biểu hiện có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu viamtin D. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này thì bạn nên thận trọng.

1. Mệt mỏi

Mệt mỏi và luôn trong tình trạng không còn năng lượng có có thể có liên quan đến tình trạng vitamin D thấp.

Claire nói: "Một đánh giá gần đây của các nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung vitamin D có thể có tác dụng đáng kể trong việc giảm mệt mỏi ở những người bị bệnh đa xơ cứng - một bệnh tự miễn có triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi".

Thiếu loại vitamin này làm tăng nguy cơ mềm xương: Nếu thấy cơ thể có 6 dấu hiệu 'báo động', cần đi khám ngay - Ảnh 3

2. Tâm trạng kém

"Tăng thụ thể vitamin D trong các khu vực của não sẽ giúp điều chỉnh tâm trạng", Claire nói.

Cô giải thích: "Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị trầm cảm dường như có mức vitamin D thấp hơn so với những người khỏe mạnh. Thật thú vị, những người có mức vitamin D thấp nhất dường như có nguy cơ trầm cảm cao nhất. Ngoài ra, các thử nghiệm lâm sàng cũng đã cho thấy sự cải thiện mức độ trầm cảm khi bổ sung vitamin D".

3. Sức khỏe răng miệng kém

Ngày nay, nhiều người đã nhận thức được tầm quan trọng của canxi đối với sức khỏe của răng, cụ thể là làm cho răng khỏe mạnh).

Claire nói: "Trên thực tế, vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong quá trình khoáng hóa xương và răng. Cơ thể có đủ lượng vitamin D trong dường như có liên quan đến sự phát triển răng miệng và sức khỏe tốt hơn trong suốt cuộc đời. Mặt khác, thiếu vitamin D có liên quan nhiều đến các bệnh răng miệng".

Thiếu loại vitamin này làm tăng nguy cơ mềm xương: Nếu thấy cơ thể có 6 dấu hiệu 'báo động', cần đi khám ngay - Ảnh 4

4. Đau nhức xương và cơ bắp

Vitamin D nổi tiếng nhất với vai trò đối với sức khỏe cơ xương. Claire nói: "Như đã đề cập ở trên, nồng độ vitamin D thấp gây ra sự suy giảm hấp thụ canxi, từ đó có thể kích hoạt giải phóng hormone tuyến cận giáp, thúc đẩy quá trình tái hấp thu xương và cuối cùng là mất hoặc làm mềm xương".

"Nguyên nhân gây đau cơ có thể rất đa dạng. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy thiếu vitamin D có thể là một nguyên nhân tiềm năng. Kết quả từ việc xem xét các nghiên cứu bao gồm hơn 3.000 người tham gia cho thấy bổ sung vitamin D có thể có vai trò trong việc kiểm soát cơn đau mãn tính", cô nói thêm.

5. Thường xuyên cảm thấy ốm

Vitamin D cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Chuyên gia Claire chai sẻ: "Trên thực tế, có bằng chứng khoa học đáng kể cho thấy vitamin D có nhiều tác dụng đối với chức năng hệ thống miễn dịch. Ngược lại, thiếu vitamin D có thể làm rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch và có thể dẫn đến ức chế miễn dịch hoặc phản ứng miễn dịch tăng cao không phù hợp".

Thiếu loại vitamin này làm tăng nguy cơ mềm xương: Nếu thấy cơ thể có 6 dấu hiệu 'báo động', cần đi khám ngay - Ảnh 5

6. Gặp vấn đề về tiêu hóa

Một vai trò của vitamin D mà mọi người có lẽ ít nhận thức được là tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe đường ruột.

Claire cho biết: "Nghiên cứu cho thấy tình trạng vitamin D tối ưu đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng trong ruột, bao gồm điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột. Bổ sung vitamin D đã cho thấy dẫn đến giảm vi khuẩn có hại và tăng sự phong phú của vi khuẩn thân thiện ở đường tiêu hóa trên. Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh rằng bổ sung vi khuẩn sống có thể làm tăng biểu hiện và hoạt động của thụ thể vitamin D, dẫn đến sự gia tăng nồng độ vitamin D trong cơ thể".

Làm thế nào để tăng mức độ vitamin D?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Claire Barnes, bạn có thể giảm thiểu tình trạng thiếu vitamin D bằng những cách sau:

Thiếu loại vitamin này làm tăng nguy cơ mềm xương: Nếu thấy cơ thể có 6 dấu hiệu 'báo động', cần đi khám ngay - Ảnh 6

- Dành thời gian bên ngoài: Vitamin D được tổng hợp trong da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và sau đó được chuyển hóa ở gan và thận thành dạng hoạt động trao đổi chất. Do đó, hãy dành thời gian ở ngoài trời (khoảng 15 phút mỗi ngày), để mặt, cánh tay và/hoặc chân tiếp xúc với ánh mặt trời. Tuy nhiên, nên chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối khi bức xạ tia cực tím từ mặt trời không đủ mạnh để da tổng hợp được lượng vitamin D.

Nếu bạn không nhận được ánh sáng mặt trời thường xuyên, bạn có thể cần phải tăng lượng chế độ ăn uống hoặc uống bổ sung vitamin D.

- Ăn thực phẩm giàu vitamin D: Một số thực phẩm tự nhiên có chứa vitamin D bao gồm cá, lòng đỏ trứng, sữa... Do vậy, ăn những thực phẩm này có thể có lợi cho việc bổ sung vitamin D cho cơ thể.

Thiếu loại vitamin này làm tăng nguy cơ mềm xương: Nếu thấy cơ thể có 6 dấu hiệu 'báo động', cần đi khám ngay - Ảnh 7

- Uống bổ sung vitamin D: Hầu hết mọi người nên bổ sung vitamin D. Vitamin D có hai dạng chính: D2 và D3. Bạn có thể hấp thụ cả hai loại trong cơ thể. 

Theo khuyến cáo từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ – NIH, nhu cầu vitamin D đối với người lớn là:

Những người có độ tuổi dưới 50 tuổi: cần phải bổ sung 600 IU/ngày.

Người có độ tuổi trên 50 tuổi, phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần phải bổ sung 800 IU/ngày. Bằng cách xét nghiệm nồng độ 25 (OH) D trong máu có thể xác định được hàm lượng vitamin D của cơ thể để đảm bảo không bị thiếu hụt trong cơ thể.

Theo nguồn: Express Daily, Clevelandclinic, Health.unl

Loại vitamin này cần thiết cho tế bào và thần kinh nhưng thiếu hay thừa đều có thể tăng nguy cơ mắc ung thư

Chúng ta thường quan tâm đến vitamin C, D, A... mà thường ít nhắc đến vitamin B12. Xong thực tế tác động của chúng đến cơ thể là không hề nhỏ.

TIN MỚI NHẤT