Sử dụng 'viên uống chống nắng' trong thời tiết oi bức để bảo vệ da liệu có hiệu quả?

Sức khỏe 24/06/2023 13:20

Viên uống chống nắng" được biết đến là một loại thực phẩm chức năng chứa thành phần có thể giúp chống nắng và chống oxy hóa, liệu có mang lại hiệu quả như quảng cáo?

Theo thông tin ghi nhận từ báo Người Lao Động, hiện nay, không khó tìm kiếm các sản phẩm "viên uống chống nắng" trên thị trường. Các loại "viên uống chống nắng" được quảng cáo có nhiều công dụng như phòng ngừa ung thư da, chống lão hóa… với nhiều mức giá khác nhau.

Nhiều bạn đọc thắc liệu "viên uống chống nắng" thật sự có tác dụng thần kỳ như vậy không? 

Bạn đọc Đặng Ngọc Huyền (35 tuổi, ngụ TP HCM) hỏi: "Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng gay gắt, tôi có dùng kem chống nắng để bảo vệ da. Tuy nhiên, cảm giác nhờn rít rất khó chịu, khi trời nắng nóng cả ngày phải bôi kem nhiều lần mới hiệu quả. Tôi nghe nói có viên uống chống nắng, chỉ cần một viên mỗi ngày là đủ. Xin bác sĩ cho biết chống nắng có dùng từ bên trong được không, hiệu quả của loại thuốc này thế nào so với kem chống nắng?".  

Sử dụng 'viên uống chống nắng' trong thời tiết oi bức để bảo vệ da liệu có hiệu quả?  - Ảnh 1
Quảng cáo trên trang mạng xã hội về công dụng của "viên uống chống nắng" - Ảnh: Người Lao Động 

Theo bác sĩ Trần Thị Phượng, Khoa Da liễu - Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP HCM), "viên uống chống nắng" được biết đến là một loại thực phẩm chức năng chứa thành phần có thể giúp chống nắng và chống oxy hoá.

Đây là loại thực phẩm có thành phần là Fernblock chiết xuất từ cây dương xỉ. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn có một số thành phần khác như: Beta carotene, Vitamin C… - những chất được cho là chống oxy hoá, ngăn chặn các gốc tự do, chống tia UV gây hại cho da, chống nắng từ bên trong.  

Sử dụng 'viên uống chống nắng' trong thời tiết oi bức để bảo vệ da liệu có hiệu quả?  - Ảnh 2
Viên uống chống nắng có thành phần là Fernblock chiết xuất từ cây dương xỉ - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, đây là thuốc uống nên hiệu quả còn phụ thuộc và khả năng hấp thu của mỗi người. "Viên uống chống nắng" không thể thay thế được kem chống nắng. Vì vậy, nếu có điều kiện, người dùng có thể kết hợp cả 2 loại viên uống và kem chống nắng.

Người dùng nên chọn loại kem chống nắng phù hợp với loại da của mình để tăng khả năng dung nạp cũng như cải thiện tần suất sử dụng nhằm đạt kết quả tốt hơn. 

Tác dụng phụ của viên uống chống nắng là gì? 

Một số thuốc quảng cáo có tác dụng chống nắng “nội sinh”, giảm tổng hợp melanin. Chưa biết thực hư ra sao, nhưng cũng cần lưu ý melanin là chất giúp da phòng vệ chống lại các tia UV, giúp hạn chế tổn thương ADN, từ đó tránh ung thư da. Tác dụng chống melanin, nếu có, chỉ làm da không bị sạm đi nhưng lại dễ bị ung thư hơn. 

Sử dụng 'viên uống chống nắng' trong thời tiết oi bức để bảo vệ da liệu có hiệu quả?  - Ảnh 3
Tác dụng phụ của viên uống chống nắng - Ảnh minh họa: Internet

Viên thuốc chống nắng không thể thay thế tác dụng chặn ánh nắng và tia cực tím như các biện pháp che chắn hoặc dùng kem chống nắng. FDA đưa ra cảnh báo về các nguy cơ khi chỉ sử dụng viên thuốc chống nắng như là biện pháp duy nhất để phòng chống nắng mà bỏ qua các biện pháp vật lý khác. FDA cũng nhấn mạnh rằng không có viên thuốc chống nắng nào có thể thay thế được kem chống nắng.

Vì vậy, việc người dùng tin rằng chỉ cần uống viên chống nắng và bỏ qua các biện pháp khác là rất nguy hiểm do nguy cơ ung thư da do nắng. 

Vai trò thực sự của viên uống chống nắng ? 

Nếu người dùng chăm chỉ sử dụng đủ lượng kem chống nắng hàng ngày và bôi lại mỗi vài giờ, việc sử dụng viên uống chống nắng là không cần thiết. Tuy nhiên, rõ ràng chúng ta không thể đảm bảo sử dụng kem chống nắng mỗi ngày và mọi ngày. Hơn nữa, để đảm bảo có được hiệu suất bảo vệ SPF như ghi nhãn, cần sử dụng một lượng kem chống nắng nhất định và đủ dầy. Nhiều phụ nữ khi trang điểm lười bôi lại kem chống nắng lên trên lớp trang điểm của họ trong ngày, vì có thể làm hư hỏng lớp trang điểm.  

Sử dụng 'viên uống chống nắng' trong thời tiết oi bức để bảo vệ da liệu có hiệu quả?  - Ảnh 4
Vai trò của viên uống chống nắng - Ảnh minh họa: Internet

Dù kem chống nắng là biện pháp chống nắng tốt nhất, nó vẫn có những hạn chế và bất tiện khó chối cãi. Do đó, có thêm những biện pháp chống nắng bổ sung để hạn chế lão hóa và ung thư da có thể đem lại lợi ích.

Hiếm muộn nhiều năm, người phụ nữ nhập viện khó thở và biết mình đã mang thai

Một người phụ nữ 37 tuổi, hiếm muộn nhiều năm dù đã chữa bằng nhiều cách nhưng vẫn không có kết quả. Sau khi nhập viện trong tình trạng khó thở chị biết mình mang thai.

TIN MỚI NHẤT