Sau sinh ăn trứng gà được không? Những lưu ý để ăn trứng gà sao cho đúng cách

Sức khỏe 05/10/2022 09:05

Trứng gà là một thực phẩm quen thuộc và rất tốt cho sức khỏe khi được sử dụng đúng cách. Trứng gà cũng là món ăn phổ biến trong thực đơn của mẹ sau sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn có thắc mắc rằng sau sinh ăn trứng gà được không? Và ăn trứng như thế nào thì mới tốt? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Trứng gà – Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

Trước khi có câu trả lời cho thắc mắc sau sinh ăn trứng gà được không thì chúng ta hãy tìm hiểu một chút về giá trị dinh dưỡng của trứng gà nhé.

Trứng gà là thực phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người từ nông thôn tới thành thị. Giá thành lại rẻ nên món trứng là món ăn ngon, phù hợp cho mọi đối tượng từ thu nhập thấp tới thu nhập cao. Trứng gà chứa nhiều protein, các vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe.

sau-sinh-an-trung-ga-duoc-khong-1
Trứng gà - siêu thực phẩm cho mỗi ngày!

Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng gà rất cân đối với nhau. Trứng gồm 2 phần chính là lòng đỏ và lòng trắng. Lòng đỏ chính là nơi tập trung chủ yếu các chất dinh dưỡng với 13,6% chất đạm, 29,8% chất béo và 1,6% chất khoáng. Lòng trắng phần lớn là nước, có 10,3% chất đạm, chất béo và chất khoáng rất thấp. Chất đạm trong trứng là một nguồn rất tốt chứa các axit amin cần thiết cho các nhu cầu của cơ thể, đặc biệt là giúp tăng chiều cao, cân nặng của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, trong trứng có rất nhiều các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Các khoáng chất như kẽm, đồng, sắt, mangan, iot,… tập trung chủ yếu ở lòng đỏ. Ngoài ra, trứng còn chứa các vitamin nhóm B như B1, B6, các vitamin A, D, K… Trứng là thực phẩm có tỷ lệ các chất dinh dưỡng hài hòa và cân đối, nó có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em.

sau-sinh-an-trung-ga-duoc-khong-2
Trứng gà có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng!

Trứng có nhiều tác dụng như: tăng cường vitamin và khoáng chất phòng ngừa loãng xương, cung cấp cholin có lợi cho não và hệ thần kinh, chứa nhiều các chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng của mắt. Trứng giàu protein cũng giúp tăng cường năng lượng và giúp cơ thể có sức khỏe để hoạt động tốt hơn. Trứng cũng làm tăng hàm lượng các cholesterol tốt, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ của người già,....

Mẹ sau sinh ăn trứng gà được không?

Trứng là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như vậy thì phụ nữ sau sinh ăn trứng gà được không? Câu trả lời chắc chắn là . Trứng gà là một thực phẩm rất tốt giúp mẹ bồi bổ sức khỏe và tăng cường nguồn sữa cho bé bú.

Trứng gà sẽ rất có ích cho việc mẹ nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe, đồng thời giúp cơ thể mẹ tăng tiết sữa và làm cho nguồn sữa mẹ nhiều dinh dưỡng hơn. Nguồn vitamin, khoáng chất, protein từ trứng qua sữa mẹ sẽ giúp trẻ nhỏ phát triển cả thể chất và trí tuệ.

Tuy nhiên, nhiều mẹ có chút lo lắng khi ăn trứng sẽ khiến vết thương sau sinh lâu lành hơn hay có thể để lại sẹo. Những mẹ sinh thường thì không cần quá lo lắng, với lượng 1 quả trứng mỗi ngày và ăn 3-4 lần mỗi tuần thì sẽ không có vấn đề gì nhé.

sau-sinh-an-trung-ga-duoc-khong-3
Phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể ăn trứng gà với một lượng thích hợp!

Còn với những mẹ sinh mổ có nên ăn trứng gà không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì ăn quá nhiều lòng trắng trứng gà có thể làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm và để lại sẹo ở vết thương. Vì thế, nếu cẩn thận và muốn phòng tránh những nguy cơ xấu có thể xảy ra thì sản phụ nên ăn lòng đỏ trứng gà và bỏ phần lòng trắng nhé.

Những lưu ý khi ăn trứng gà sau sinh

Trong dân gian có quan niệm cho rằng nếu muốn con khỏe mạnh thông minh thì ngay sau khi sinh nên ăn trứng gà. Với mẹ sinh con trai thì ăn 7 quả trứng gà, còn mẹ sinh con gái 9 quả trứng gà. Quan niệm này cho đến nay vẫn đang được một số sản phụ áp dụng.

Với quan niệm này, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì điều này không tốt. Bởi vì vài giờ sau sinh, cơ thể sản phụ mệt rất mỏi vì mất nhiều sức lực, năng lượng, cơ thể đang trong giai đoạn thiếu nước, mất máu và khả năng tiêu hoá lúc này cũng giảm đi rõ rệt. Nếu như sản phụ ăn nhiều trứng trong một lúc lên tới 7-9 quả thì sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa…bởi hàm lượng protein và chất béo có trong trứng.

sau-sinh-an-trung-ga-duoc-khong-4
Mâm cơm cữ có món trứng luộc!

Vậy sản phụ nên ăn bao nhiêu trứng là thích hợp? Để đảm bảo khả năng tiêu hóa của cơ thể, sau khi sinh thì chỉ nên ăn những món ăn mềm, nhẹ, dễ tiêu. Chính vì vậy, khi sau khi sinh 2-3 ngày thì các sản phụ mới nên bắt đầu ăn trứng gà và số lượng thì chỉ ăn từ 1-2 quả thôi nhé, tuyệt đối không nên ăn quá nhiều cùng lúc.

Mặt khác, ở nhiều gia đình coi trứng là món ăn nhất định phải có trong mâm cơm ở cữ 1 tháng đầu sau sinh. Vì thế bữa nào cũng luộc trứng cho sản phụ ăn. Việc làm này theo các chuyên gia cũng là không nên. Dù trứng có nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho cả mẹ lẫn bé tuy nhiên ăn nhiều như thế sẽ không có lợi cho sức khỏe. Tần suất ăn trứng chỉ nên từ 3-4 lần một tuần, mỗi lần chỉ ăn tối đa từ 1-2 quả thôi.

Đồng thời, chỉ nên chọn cách chế biến là trứng luộc, trứng hấp hoặc trứng gà rán ngải cứu với lượng ít dầu ăn hoặc mỡ, trong đó trứng luộc vừa chín tới là cách ăn tốt nhất vì giữ được tối đa hàm lượng chất dinh dưỡng của trứng. Ngược lại, tuyệt đối không ăn trứng sống, trứng tái, trứng lòng đào chưa chín kỹ, vì những cách chế biến này có thể gây hại cho hệ tiêu hóa còn yếu ớt của mẹ và bé sơ sinh.

Ngoài ra, không uống sữa đậu nành cùng với bữa ăn có trứng, vì sữa đậu nành khi kết hợp với trứng sẽ gây phản ứng cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.

sau-sinh-an-trung-ga-duoc-khong-5
Không nên ăn cùng trứng gà với sữa đậu nành!

Bên cạnh đó, khi chế biến các món ăn từ trứng cũng không nên sử dụng mì chính, vì khi ở nhiệt độ cao, mì chính sẽ phá vỡ kết cấu các nguyên tử của muối natri tự nhiên và làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng.

Một số trường hợp không nên ăn trứng gà

Trúng rất bổ dưỡng với hàm lượng chất phong phú, nhưng không phải ai cũng thích hợp với những hàm lượng chất dồi dào như này. Đặc biệt là những trường hợp sau:

- Những người đang mắc các bệnh mạn tính về gan, thận… không nên ăn trứng gà vì trong lòng đỏ trứng gà có nhiều axit béo sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, làm ảnh hưởng tới chức năng thận.

- Khi bị sốt cũng không nên ăn trứng gà, vì trứng gà sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên mà không phát tán được ra ngoài khiến tình trạng sốt càng thêm trầm trọng hơn, thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước, ăn trái cây giàu vitamin và các thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa.

sau-sinh-an-trung-ga-duoc-khong-6
Không nên ăn trứng gà khi bị sốt!

- Nếu sản phụ có bệnh sỏi mật thì trứng gà cũng không nên sử dụng, vì trứng gà với lượng đạm rất cao nên có thể khích thích túi mật co bóp nhiều hơn, khiến mật vốn đã yếu lại phải làm việc quá tải, từ đó dẫn đến chức năng của túi mật yếu dần và có thể gây ra các biểu hiện như đau đớn, nôn mửa,…

- Người có cơ địa dị ứng cũng không nên ăn trứng gà. Nếu mẹ sau sinh có cơ địa dị ứng thì không nên sử dụng trứng gà vì các protein trong trứng gà có thể gây ra các phản ứng dị ứng cho mẹ và cả cho bé.

Như vậy, các mẹ đã có câu trả lời cho vấn đề sau sinh ăn trứng gà được không rồi. Trứng gà sẽ là một thực phẩm ngon và bổ dưỡng nếu được ăn đúng cách với liều lượng phù hợp. Trứng có lợi cho cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé nên các mẹ cứ yên tâm ăn mà không phải lo lắng gì cả.

Ngoài trứng ra thì sau khi sinh các sản phụ cũng nên ăn nhiều các thực phẩm có lợi như rau củ, trái cây tươi, thịt bò, thịt nạc, cá hồi, bột ngũ cốc, cá chép, bắp, các loại đậu… đây đều là những thực phẩm có lợi cho việc hồi phục sức khỏe và tăng cường chất lượng nguồn sữa. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh nhé!

Plank và những lưu ý về động tác mà bạn cần lưu ý để đạt được hiệu quả tốt nhất!

Plank vốn là bài tập vô cùng quen thuộc với công hiệu đốt mỡ, săn chắc cơ tuyệt vời mà không đòi hỏi quá nhiều thời gian!

TIN MỚI NHẤT