Một người phụ nữ 50 tuổi tại TP.HCM bị tai biến khi can thiệp phẫu thuật hút mỡ bụng

Sức khỏe 08/06/2023 16:59

Mới đây, bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhân một bệnh nhân nữ 50 tuổi trong tình trạng mê man, tay chân lạnh và huyết áp thất thường.

Dẫn nguồn tin từ VietNamNet, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy vừa tiếp nhận bệnh nhân là một phụ nữ 50 tuổi, được chuyển đến cấp cứu vào tối ngày 6/6 do tai biến sau phẫu thuật thẩm mỹ. 

Khi tiếp nhận, bệnh nhân mê, tay chân lạnh, bóp bóng qua nội khí quản, mạch 101 lần/phút, huyết áp không đo được. Dẫn lưu ổ bụng từ tuyến trước ra khoảng 300ml máu loãng.

Bệnh nhân được chụp CT Scan ổ bụng, tiến hành hội chẩn đa chuyên khoa và có chỉ định mổ cấp cứu. Phẫu thuật ghi nhận có tình trạng xuất huyết nội do rách mạch máu mạc nối lớn, được khâu cầm máu và truyền máu bổ sung. Người phụ nữ mất 6 lít máu trong quá trình phẫu thuật. 

Bệnh nhân được chuyển theo dõi và chăm sóc tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu. Sau 48 giờ điều trị, người phụ nữ tỉnh táo, tiếp xúc tốt, sinh hiệu ổn định, gọi biết, thực hiện được theo y lệnh. Dự kiến, chị sẽ xuất viện trong vài ngày tới. 

Theo thông tin ghi nhân trước khi cấp cứu, bệnh nhân được hút mỡ mắt, cắt mí mắt, hút mỡ lưng, hút mỡ bụng, ngực có đường vẽ nhưng chưa can thiệp. Tai biến xảy ra ở khâu hút mỡ bụng. 

Sở Y tế TP.HCM cũng đã nhận được báo cáo của Bệnh viện Chợ Rẫy về trường hợp trên. 

 Một người phụ nữ 50 tuổi tại TP.HCM bị tai biến khi can thiệp phẫu thuật hút mỡ bụng  - Ảnh 1
Người phụ nữ đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh minh họa: Internet

8 rủi ro ai cũng nên biết trước khi can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ bụng: 

1. Nhiễm trùng

Theo Boldsky, nhiễm trùng tuy hiếm gặp nhưng là một trong những vấn đề có thể đe dọa tính mạng khi hút mỡ. Sau phẫu thuật, các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho người bệnh để phòng tránh các nhiễm trùng xảy ra. Bạn nên gặp bác sĩ ngay khi thấy những dấu hiệu của nhiễm trùng như đỏ, nôn mửa và xuất hiện các vệt đỏ trên da.

2. Tê

Bạn sẽ có cảm giác tê tạm thời hoặc lâu dài ở khu vực được hút mỡ. Ngoài ra, việc hút mỡ còn có thể kích thích thần kinh, gây nguy hiểm tới hệ thống thần kinh.

3. Gây bỏng rát

Nhiều trường hợp hút mỡ bằng sóng siêu âm nóng có thể gây bỏng tại các bộ phận phẫu thuật.

4. Tụ dịch

Tụ dịch là hiện tượng các huyết thanh tồn tại trong một khoang của cơ thể, chủ yếu xảy ra sau phẫu thuật hút mỡ, nhưng không gây biến chứng nghiêm trọng. Để đẩy nhanh tụ dịch biến mất, các bác sĩ sẽ dùng kim tiêm hút dịch và đưa các huyết thanh ra ngoài.

5. Sưng phù

Thông thường, sưng phù sẽ không xảy ra ngay sau khi hút mỡ, mà có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng sau đó. Bạn nên chú ý đến những vết sưng, đau nhức hoặc bầm tím trong hoặc xung quanh khu vực được phẫu thuật.

6. Thuyên tắc mạch phổi

Quá trình hút mỡ có thể khiến những mạch máu nhỏ bị vỡ và tạo ra những giọt váng mỡ. Đôi khi, tế bào mỡ chui vào lòng tĩnh mạch, chạy về tim và phổi, gặp hàng rào mao mạch phổi bị tắc lại, gây thuyên tắc mạch máu phổi. Biến chứng này gây suy hô hấp, khó thở, thậm chí tử vong nếu không kịp thời chữa trị.

7. Gây rạn da

Sau khi hút mỡ, da sẽ có những vết rạn, cục u và độ đàn hồi kém. Đôi khi, những thay đổi này xảy ra liên tục và lâu dài. Các thiệt hại có thể xảy ra ở dưới da như tại chỗ rạch hoặc xung quanh chỗ rạch.

Một người phụ nữ 50 tuổi tại TP.HCM bị tai biến khi can thiệp phẫu thuật hút mỡ bụng  - Ảnh 2
Phẫu thuật hút mỡ bụng có thể gây rạn da - Ảnh minh họa: Internet

8. Mất cân bằng chất lỏng

Mô mỡ có số lượng chất lỏng nhiều sẽ được loại bỏ trong quá trình hút mỡ. Sau khi phẫu thuật kết thúc, các bác sĩ sẽ bơm một lượng lớn chất lỏng vào cơ thể.

Tuy nhiên, điều này có thể làm mất cân bằng chất lỏng, gây ra các vấn đề về thận và tim mạch hoặc phổi. Triệu chứng này nếu gặp phải cần phải được điều trị ngay lập tức.

Nữ sinh năm 2 ngưng tim đột ngột, bác sĩ nói gì về tình trạng đột quỵ nhiều ở người trẻ?

Mới đây, trường hợp của một nữ sinh tại Huế ngưng tim đột ngột khiến nhiều người hoang mang, bác sĩ lên tiếng cảnh báo về nạn nhân đột quỵ đang được ''trẻ hóa''.

TIN MỚI NHẤT