Kỳ lạ cô gái bị dị ứng với tinh trùng, 3 năm vẫn chưa con vì sợ 'gần gũi' với chồng

Sức khỏe 15/06/2023 08:52

Người phụ nữ bị dị ứng tinh trùng, dù đã kết hôn 3 năm nhưng cô không thể có thai vì sợ ''gần gùi'' với chồng.

Dẫn nguồn tin từ báo Dân Trí, cứ mỗi lần quan hệ tình dục với chồng, chị N. , sống tại Hà Nội lại bị ngứa, viêm đến vài tuần liền. Tình trạng này khiến chị dần sợ gần gũi chồng.

Do đó, dù đã kết hôn được 3 năm nhưng mong muốn có em bé của vợ chồng chị vẫn chưa trở thành hiện thực.

Chị Ngọc là một trường hợp được ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương thăm khám mới đây. 

Đáng chú ý, theo chia sẻ của bệnh nhân, tình trạng ngứa, viêm chỉ xuất hiện khi người chồng quan hệ mà không dùng bao cao su.

"Qua thăm khám, chúng tôi xác định bệnh nhân bị dị ứng với tinh trùng", BS Thành chia sẻ.

Bên cạnh tinh trùng, chị Ngọc còn bị dị ứng với băng vệ sinh. Mỗi khi đến ngày đèn đỏ phải sử dụng sản phẩm này, vùng kín của bệnh nhân lại đỏ ửng lên.

Kỳ lạ cô gái bị dị ứng với tinh trùng,  3 năm vẫn chưa con vì sợ 'gần gũi' với chồng  - Ảnh 1
Cứ mỗi lần quan hệ tình dục với chồng, bệnh nhân lại bị ngứa, viêm đến vài tuần liền  - Ảnh: Dân Trí 

Theo BS Thành với người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ có tình trạng dị ứng với nhiều tác nhân khác nhau.

BS Thành lý giải, tinh dịch là một chất dịch có chứa nhiều thành phần như tinh trùng, các protein, enzyme… Khi tiếp xúc niêm mạc bộ phận sinh dục nữ, các thành phần trong tinh dịch có thể trở thành một dị nguyên (chất gây dị ứng) ở một số phụ nữ có cơ địa dị ứng.

Dị ứng tinh trùng có thể gây ra các phản ứng tại chỗ vài phút hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc. Hầu hết phụ nữ sẽ thấy các triệu chứng của viêm da tiếp xúc (phát ban đỏ, ngứa do tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng) bên trong ống âm đạo, bên ngoài môi âm hộ hoặc xung quanh hậu môn.

Các triệu chứng của dị ứng tinh trùng bao gồm: phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch (sưng mặt, cánh tay hoặc chân), mẩn đỏ.

"Cá biệt, với các trường hợp nặng, tình trạng dị ứng tinh trùng có thể gây ra các phản ứng toàn thân, thậm chí là sốc phản vệ", BS Thành nhấn mạnh.

Cách điều để làm ''chuyện vợ chồng'' an toàn không lo dị ứng tinh trùng 

Khi được chẩn đoán dị ứng tinh dịch, có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau đây để tiếp tục cuộc sống tình dục viên mãn mà không bị phản ứng dị ứng

Sử dụng bao cao su là biện pháp phòng dị ứng tinh dịch hiệu quả

Bao cao su có thể được sử dụng trong khi giao hợp để tránh tiếp xúc với tinh dịch. Đây là phương pháp điều trị dễ dàng nhất và ít xâm lấn nhất. Nếu bạn và đối tác đang cố gắng mang thai, có thể xem xét phương pháp thụ tinh trong tử cung hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Tinh trùng của nam giới sẽ được rửa sạch khỏi chất gây dị ứng và được sử dụng để thụ tinh.

Giải mẫn cảm

Giải mẫn cảm, còn được gọi là liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị được sử dụng để hệ thống miễn dịch tiếp xúc với chất gây dị ứng trong nỗ lực tạo ra khả năng chống chịu với chất gây dị ứng. Trong hầu hết các trường hợp, liệu pháp miễn dịch có thể mất từ 3-5 năm, nhưng những thay đổi có thể kéo dài nhiều năm.

Kỳ lạ cô gái bị dị ứng với tinh trùng,  3 năm vẫn chưa con vì sợ 'gần gũi' với chồng  - Ảnh 2
Sử dụng những phương pháp an toàn để tránh dị ứng tinh trùng - Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng thuốc dị ứng

Cân nhắc dùng kem bôi kháng histamine nếu đang bị dị ứng tại chỗ. Các loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc dị ứng kê đơn trước khi giao hợp cũng có thể giúp giảm các triệu chứng trong những trường hợp nghiêm trọng.

Điều quan trọng là phải lập kế hoạch điều trị với đối tác và nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn, ưu tiên sức khỏe và hạnh phúc của cả hai.

Nỗ lực không ngừng trong 6 ngày cứu hai bé gái song sinh khỏi cơn nguy kịch

Sau 6 ngày điều trị gian nan, hai bé gái sơ sinh tại bệnh viện TP Cần Thơ đã tự bú tốt, tiêu sữa, bắt đầu tăng cân, được chuyển về phòng nội trú với mẹ.

TIN MỚI NHẤT