Chuyên gia nói gì về tác hại của rượu đến chức năng gan

Sức khỏe 15/04/2022 17:47

Sự lây lan của Covid 19 đã làm thay đổi đáng kể thói quen uống rượu của người dân. Không ngoa khi nói rằng các bữa nhậu hay tiệc tùng tại quán giờ đây con người có thể uống nó hàng ngày tại nhà. Đặc biệt với những người làm việc tại nhà, khi tắt máy tính lúc 6 giờ tối và nhâm nhi vài ly rượu đã trở thành thói quen của một số người.

Tại Anh trong tuần đầu tiên ban bố tình trạng khẩn cấp do dịch Covid 19 doanh số bán đồ uống có cồn đã tăng 22% ở nước này. Còn ở Nhật Bản nhiều người có thể tận hưởng rượu trong thời gian ở nhà chẳng hạn như mua dự trữ rượu, bia. Vậy bạn có muốn biết uống rượu liên tục có hại như thế nào không? Hãy thử nghe lời giải đáp từ chuyên gia sức khỏe nhé!

Theo một cuộc khảo sát của Alcohol Change UK là tổ chức từ thiện của Anh về vấn đề rượu bia thì có khoảng 1/5 (21%) người uống rượu nói rằng họ đã tăng uống rượu kể từ khi ban bố tình trạng khẩn cấp. Nếu dựa theo con số này thì ở Anh có khoảng 8,6 triệu người trưởng thành đang hình thành thói quen uống rượu mỗi ngày.

Uống rượu liên tục có hại như thế nào đến cơ thể? Một là uống rượu vào những ngày cuối tuần hai là uống với một lượng ít nhưng ngày nào cũng uống thì cách uống nào gây hại cho cơ thể nhiều hơn?

Chuyên gia nói gì về tác hại của rượu đến chức năng gan - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Elle.com.jp

Khi hỏi những câu hỏi này bác sĩ đương nhiên sẽ khuyên bạn là không nên uống rượu.

Theo bác sĩ William Alazawi – bác sĩ chuyên khoa về gan làm tại Trung tâm Y tế Luân Đôn về mảng tiêu hóa thuộc nhóm chăm sóc y tế HCA Healthcare UK giải đáp: “Lượng rượu được khuyến nghị mỗi tuần nên uống là 14 đơn vị cồn (khoảng 112g rượu nguyên chất) hoặc ít hơn. Bạn nên chia nhỏ lượng rượu này uống trong nhiều ngày. Ngoài ra, chúng ta nên dành khoảng ba ngày ngưng uống rượu hoặc nhiều hơn mỗi tuần để gan có thể nghỉ ngơi”.

Ông cũng cho hay: “Khi bạn uống rượu với một lượng nhỏ, gan sẽ xử lý rượu và phân hủy thành các chất vô hại nhưng khi bạn uống một lượng lớn khi đó gan sẽ làm việc quá sức và chất béo sẽ tích tụ gây tổn thương gan. Đồng thời còn ngăn cản gan thực hiện các chức năng quan trọng trong cơ thể”.

Ngay cả khi bạn uống không quá 14 đơn vị cồn trong một tuần nhưng nếu ngày nào cũng uống sẽ gây hại cho cơ thể. Điều này là do nếu gan thường xuyên tiếp xúc với độc tính của rượu buộc nó phải xử lý rượu hàng ngày trong khi nó còn thực hiện các chức năng khác trong cơ thể.

Bác sĩ Alazawi cho biết: “Lượng calo có trong đồ uống có cồn (thường chứa đường) có thể gây thêm tổn thương gan ngoài ra còn làm tăng cân”.

Uống bao nhiêu được cho là “nhiều”?

Uống nhiều rượu bia trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan. “Gan được biết đến là cơ quan có khả năng tự tái tạo, nhiều người cho rằng nó hoạt động tương đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu gan thường xuyên bị tổn trong một thời gian dài một lúc nào đó sẽ chạm đến giới hạn của sự tái tạo” - Tiến sĩ Alazawi nói.

Nguy cơ tổn thương gan ở mỗi người là khác nhau vì mức độ gây hại của rượu đối với cơ thể và sự phục hồi của gan như thế nào phụ thuộc vào gen, chế độ ăn uống, thói quen hàng hay môi trường sống.

Chuyên gia nói gì về tác hại của rượu đến chức năng gan - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Elle.com.jp

Theo lời bác sĩ Alazawi, một đơn vị cồn ở bia có nồng độ cồn thấp là nửa Panh (khoảng 284ml) còn ở rượu bia có nồng độ cồn cao thì tầm một cốc rượu nhỏ (khoảng 30ml). Nồng độ cồn càng cao như rượu, bia, rượu táo, rượu vang nguyên chất thì sẽ chứa nhiều đơn vị cồn hơn.

Dịch bệnh không phải uống ở nhà sẽ tốt hơn là uống ở ngoài sao?

Chuyên gia nói gì về tác hại của rượu đến chức năng gan - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Elle.com.jp

Theo Tiến sĩ Alazawi không nên uống nhiều rượu trong những bữa nhậu, tiệc tùng hoặc ở nhà uống mỗi ngày. Nguyên nhân là do cả hai đều gây căng thẳng cho cơ thể.

Uống rượu dù ở quán rượu hay ở nhà đều ảnh hưởng đến gan. Điều đó nói lên rằng nguy cơ gây hại cho gan đang dần hiện hữu trong thói quen uống rượu hàng ngày, thói quen dần hình thành ở những người trưởng thành trong giai đoạn dịch bệnh. Thói quen uống rượu có thể ảnh hưởng xấu đến thói quen ăn uống của bạn. Sau khi uống rượu, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi do buồn ngủ, uống ít nước hoặc không muốn vận động.

Tiến sĩ Arazawi cho biết: “Hậu quả là bạn dễ tăng cân và tích tụ chất béo bên trong gan khiến gan bị tổn thương thêm”. Điều này về lâu dài có thể tạo ra cơ chế hoạt động không lành mạnh.

Những dấu hiệu cho thấy gan bị tổn thương như da và mắt chuyển sang màu vàng, phân có màu nhạt, buồn nôn, đau bụng, nổi mẫn ngứa,…

Những tác động tiêu cực khác của việc uống rượu đối với cơ thể là gì?

Bạn nên biết rằng hấp thụ một lượng lớn rượu sẽ không tốt cho gan. Nếu uống quá nhiều rượu sẽ gây tổn thương gan nên bạn nên giảm hoặc ngưng việc uống rượu kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Chuyên gia nói gì về tác hại của rượu đến chức năng gan - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Elle.com.jp

Uống rượu quá mức còn ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc và khả năng phán đoán của con người. Một số người cảm thấy chán nản khi uống rượu và nó còn tồi tệ hơn nếu một người như vậy uống rượu một mình.

Theo Elle

TIN MỚI NHẤT