Chuyên gia giải đáp: Con người có bị lây nhiễm SARS-CoV-2 qua giày dép không, virus sống lâu trong loại đế giày nào?

Sức khỏe 27/09/2021 14:06

Dù thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay, giặt giũ quần áo thường xuyên, song nhiều người vẫn lo lắng việc giày dép có thể mang virus SARS-CoV-2 từ môi trường bên ngoài về nhà hay không?

Mới đây, VTC News dẫn tin từ chuyên gia sức khỏe cộng đồng Carol Winner, cho biết, đã có những bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể sống trên các bề mặt vật dụng, tuy nhiên, khoa học vẫn chưa khẳng định được loại virus này có thể bám vào giày, dép hay không và tốc độ lan truyền bệnh dịch qua con đường này thế nào.

Ông Winner cho biết: “Chưa có bằng chứng cho thấy virus gây dịch COVID-19 có thể xâm nhập các ngôi nhà thông qua việc bám vào giày, dép. Tuy nhiên, nếu virus có thể bám vào giày, dép thì chúng vẫn là nguồn ít tiếp xúc với chúng ta nhất. Con đường lây nhiễm nguy hiểm nhất vẫn là từ con người, không phải từ giày sang người".

 

Bên cạnh đó, VTC News cũng dẫn nguồn từ Tipsmake cho hay, một nghiên cứu được công bố bởi Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho thấy virus gây dịch COVID-19 có thể sống trên bề mặt một thẻ cứng trong 24 giờ, hay khoảng 2-3 ngày.

Tuy nhiên, theo bác sĩ gia đình Georgine Nanos, giày cũng là một nguồn lây tiềm ẩn, đặc biệt nếu bạn đi giày ở những khu vực đông người (trong trung tâm mua sắm, trên phương tiện giao thông công cộng, hay nơi làm việc). Trong khi đó, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Mary E. Dchmidt cho biết, thời gian virus sống trên giày có thể là khoảng 5 ngày hoặc hơn (theo các nghiên cứu được thực hiện đối với vật liệu tương tự đế giày).

Ngoài ra, chuyên gia Winner cũng chỉ ra thông tin quan trọng, đó là các giọt bắn đường hô hấp chứa virus chắc chắn có thể bám vào đế giày, một số vật liệu tổng hợp và vật liệu mềm dẻo, tuy nhiên vẫn cần thêm nghiên cứu làm rõ điều này. Bác sĩ cấp cứu Cwanza Pinckney nhấn mạnh, mọi người nên chú ý đến chất liệu của đế giày, bởi “phần đế của giày tiếp xúc với vi khuẩn, nấm và virrus nhiều hơn phần thân giày.” Theo một nghiên cứu được công bố bởi nhà vi sinh vật học, Giáo sư Charles Gerba tại Đại học Arizona, Mỹ, đế giày thường được làm từ các vật liệu không xốp, chẳng hạn như cao su, da, vật liệu tổng hợp PVC và mang một lượng lớn vi khuẩn. Một nghiên cứu năm 2008 này chỉ ra rằng trung bình đế giày dép được bao phủ bởi 421 nghìn vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Chuyên gia giải đáp: Con người có bị lây nhiễm SARS-CoV-2 qua giày dép không, virus sống lâu trong loại đế giày nào?  - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

 Từ đó, tiến sĩ Pinckney đưa ra lời khuyên cho mọi người, nên dành riêng giày, dép và tất  cho công việc. Điều này giúp ngăn ngừa khả năng mang virus SARS-CoV-2 vào trong nhà. Đặc biệt, khi về nhà, nên để riêng giày, dép, tất dùng đi làm ở một nơi, tránh để lẫn với các loại giày, dép khác. Điều quan trọng nhất vẫn là rửa tay sạch sẽ trước và sau khi xỏ/tháo giày, dép.

"Để đảm bảo rằng các chất gây ô nhiễm không xâm nhập vào nhà của bạn, hãy làm sạch giày của bạn và để chúng ở cửa, ở gara hoặc lối vào, rửa tay đúng cách sau khi chạm vào giày để đề phòng lây nhiễm virus SARS-CoV-2" - báo Lao động trích lời khuyến cáo của bác sĩ Robert Glatter - bác sĩ tại Bệnh viện Lenox Hill, New York.

Mặc dù những lo ngại về các cách thức lây truyền dịch COVID-19 đang gia tăng trong những tuần gần đây nhưng thực tế lây truyền trực tiếp từ người sang người vẫn được cho là hình thức phơi nhiễm chính. Do đó, người dân nên tiếp tục duy trì thực hiện việc phòng ngừa và vệ sinh đúng cách theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO.

Phát hiện một biến chứng mới rất nguy hiểm ở F0 khỏi bệnh có thể gây tử vong

Các bác sĩ ở Ấn Độ vừa báo cáo một biến chứng mới có thể đe dọa tính mạng F0 khỏi bệnh. 

TIN MỚI NHẤT