Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh tay chân miệng, là bệnh nhi mới 28 tháng tuổi

Sức khỏe 08/07/2023 20:56

Từ đầu năm đến ngày 8/7, Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận 451 ca tay chân miệng, trong đó có hơn 150 ca ở mức độ 2A đến 3. Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng từ tháng 6 đến nay.

Theo thông tin từ báo Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 8/7, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh tay chân miệng. 

Trường hợp này là bệnh nhi 28 tháng tuổi, ngụ tại TX.Phú Mỹ, bị bệnh tay chân miệng ở mức độ 4 (giai đoạn đặc biệt nguy hiểm), tử vong tại Bệnh viện Bà Rịa vào ngày 5/7. Kết quả giải trình tự gen của Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh cho thấy, ca bệnh tử vong do Enterovirut 71 (EV 71) gây ra.

Cũng theo báo cáo của CDC tỉnh, từ đầu năm đến ngày 8/7, toàn tỉnh ghi nhận 451 ca tay chân miệng, trong đó có hơn 150 ca ở mức độ 2A đến 3. Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng từ tháng 6 đến nay. Đáng lo ngại là sự lưu hành của chủng vi rút EV 71 gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong.

Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh tay chân miệng, là bệnh nhi mới 28 tháng tuổi - Ảnh 1
Sự xuất hiện của virus EV71 khiến cho dịch bệnh tay chân miệng năm nay dự báo sẽ có những diến biến khó lường - Ảnh minh họa: Internet

Dẫn tin từ VTV, với sự xuất hiện của virus EV71, dịch bệnh tay chân miệng năm nay dự báo sẽ có những diến biến khó lường với việc gia tăng số ca chuyển nặng. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 12.600 ca mắc tay chân miệng, với 5 trường hợp tử vong.

Tại TP. Hồ Chí Minh đã ghi nhận một số mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân nặng đang điều trị là chủng virus EV71 và đều có kiểu gene B5. Đây chính là tác nhân gây dịch tay chân miệng lớn vào năm 2011 và 2018.

Với tình hình hiện tại, bệnh rất dễ lây lan thành dịch. Virus gây bệnh có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường bên ngoài qua phân, nước bọt. Do đó, việc vệ sinh sạch sẽ rất quan trọng trong phòng bệnh.

Một số triệu chứng ở trẻ mắc tay chân miệng cần lưu ý là nổi hồng ban ở tay, chân, mông; miệng chảy nước bọt kèm sốt nhẹ... Khi đó, trẻ cần được cách ly, điều trị để tránh nguy cơ biến chứng nặng, thậm chí đe doạ tính mạng.

Chữa tai biến bằng cách lấy kim chọc đầu ngón tay và tai để bỏ 'máu độc', người đàn ông nhập viện cấp cứu nguy kịch

Ngày 8/7, ThS.BS Trần Văn Kiên - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) cho biết, bệnh viện đã cấp cứu lấy huyết khối gây tắc mạch não thành công cho nam bệnh nhân (66 tuổi). Người này tự chữa tai biến tại nhà bằng cách lấy kim đâm vào các đầu ngón tay và tai để bóp bỏ “máu độc”.

TIN MỚI NHẤT