3 loại rau bình dân, mọc hoang ở nhiều nơi của Việt Nam lại là thuốc quý: không phải ‘rau trường thọ’ cũng là ‘thần dược’ thế giới

Sức khỏe 03/12/2022 08:29

Những đặc tính tốt cho sức khỏe khiến các loại rau này được ưa chuộng ở thế giới, đặc biệt hơn chúng có tác dụng phòng và trị bệnh rất tốt, mặc dù chỉ được xem là loại rau bình dân ở Việt Nam.

Nhiều quốc gia trên thế giới tận dụng các loại rau ‘mọc hoang’ này để chế biến thành các món ăn ngon miệng, giúp tăng sức đề kháng, phòng và điều trị bệnh. Những lợi ích sức khỏe được kể ra như: phòng chống ung thư, giảm bệnh tiểu đường, tốt cho tiêu hóa, giúp mắt sáng khỏe, ngăn ngừa tim mạch, chống viêm, giúp giảm cân, làm đẹp da hay thậm chí chống lão hóa cho phái đẹp hoàn hảo. Chúng cũng được xem là một loại rau có giá trị cao mà chúng ta chẳng nên bỏ qua khi dễ dàng tìm kiếm ngay trong vườn nhà.

3 loại rau bình dân, mọc hoang ở nhiều nơi của Việt Nam lại là thuốc quý: không phải ‘rau trường thọ’ cũng là ‘thần dược’ thế giới - Ảnh 1
Những loại rau bình dân nhiều lợi ích. Ảnh: Internet

Quả tầm bóp

Theo VietNamNet, ở Việt Nam, quả tầm bóp được xem như là một quả dại, mọc lan ở khắp các ruộng lúa ở vùng nông thôn. Nhưng ở Nhật Bản, đây là một thứ quả khá đắt, thậm chí còn đắt đỏ hơn giá của nhiều loại hoa quả nhập khẩu về Việt Nam như cherry Mỹ, hồng California, …

Theo Báo Quảng Nam, tầm bóp là một cây thuốc nam quý. Thành phần hóa học quả của cây tầm bóp chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, vitaminA, vitamin C… cũng chính vì giá trị dinh dưỡng lớn mà những người làm công việc lênh đênh trên sông nước nên ăn để tránh được bệnh Scorbut (do thiếu vitamin C gây ra chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da…).

3 loại rau bình dân, mọc hoang ở nhiều nơi của Việt Nam lại là thuốc quý: không phải ‘rau trường thọ’ cũng là ‘thần dược’ thế giới - Ảnh 2
Tầm bóp là loại thực phẩm tốt. Ảnh: Internet

Theo các nhà khoa học, tầm bóp có dược tính tốt. Ở Ấn Độ, người ta sử dụng toàn thân cây tầm bóp làm thuốc lợi tiểu. Nó còn có tác dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, thành phần này cũng làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp phòng tránh được các bệnh lý liên quan tới hàm lượng độ cholesterol cao như bệnh đột quỵ. Nếu nạp một lượng thực phẩm giàu vitamin C trong cây tầm bóp thì có thể điều trị được các căn bệnh ung thư như ung thư ruột kết, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư miệng.

Ngoài ra, một số hợp chất có trong cây tầm bóp có thể phòng chống và tiêu diệt các tế bào ác tính phát triển trong cơ thể, thậm chí giúp thu nhỏ khối ung thư nguy hiểm.

Cả vitamin A và vitamin C đều là những chất nâng cao miễn dịch. Hai chất này đều có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời nâng cao các tế bào bạch cầu hoạt động trong cơ thể. Một số món ăn từ rau tầm bóp như: Rau tầm bóp xào tỏi, canh rau tầm bóp nấu cua đồng.

Rau sam

Dù được gọi là rau, nhưng ở Việt Nam, người ta thường chỉ coi cây sam như là rau dại, mọc đầy ở trong vườn, ven đường, bờ ruộng và chỉ dùng như một loại rau ăn lá rất hạn chế.

Dù vậy, ở nhiều nước châu Âu, rau sam được dùng trong các món ăn khá phổ biến, người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua, người Pháp cũng rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt. Hoặc ở Mỹ có món rau sam trộn dầu giấm... Người Trung Hoa xưa gọi rau sam là "rau trường thọ".

3 loại rau bình dân, mọc hoang ở nhiều nơi của Việt Nam lại là thuốc quý: không phải ‘rau trường thọ’ cũng là ‘thần dược’ thế giới - Ảnh 3
Rau sam có nhiều lợi ích. Ảnh: Internet

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Úc, trong rau sam có chứa nhiều axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Đây cũng là loại rau chứa nhiều loại vitamin cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt.

Báo Lao Động đã từng ca ngợi về loại rau này: Rau sam có tên khoa học là Portulaca oleracea, là một loại cây mọng nước và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt, trong y học cổ truyền, rau sam được sử dụng trong nhiều bài thuốc, có nhiều tác dụng chữa bệnh.

Loài cây này thường mọc dại ven đường, kênh rạch, ao hồ nên ít được chú ý. Trên thực tế, loài cây này lại có nhiều tác dụng với sức khoẻ. Rau sam có tác dụng chống viêm nhờ vào tác dụng của chất nhầy, omega 3 và các khoáng chất có trong loại rau này. Do đó, có tác dụng giảm đau và cảm giác khó chịu khác, đặc biệt trên đường tiết niệu và tiêu hóa.

Omega 3 có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch rất hiệu quả, điều hòa lưu thông máu và dự phòng rối loạn nhịp tim…

Hàm lượng kali và omega 3 trong rau sam tương đối cao, điều này giúp điều chỉnh cholesterol trong máu, giúp huyết áp được ổn định.Rau sam còn được xem như là phương thuốc thiên nhiên giúp cơ thể loại bỏ chất dịch thừa trong cơ thể, bằng cách này có thể giúp bạn giảm cân.

Mùa hè là thời điểm rau sam phát triển nhất và sẵn có nhất, dùng rau sam tươi nấu thành nước uống hoặc lấy nước ép rau sam uống giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt.

Rau càng cua

Rau càng cua ngày nay được nhiều người quý trọng, xem là loại rau có giá trị chẳng khác món thịt đắt đỏ. Càng cua vốn là một loại thảo dược quý từ thiên nhiên, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe với tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Ở Việt Nam, rau càng cua có thể sống ở nhiều địa hình, thường mọc thành bụi ở ven ao, hồ, bờ ruộng, các dốc đá…

Nhiều nước trên thế giới xem rau càng cua là “thần dược” vì nó có khả năng trị nhiều loại bệnh. Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc. Còn người Java lại dùng loại rau này để trị sốt rét, đau đầu…

3 loại rau bình dân, mọc hoang ở nhiều nơi của Việt Nam lại là thuốc quý: không phải ‘rau trường thọ’ cũng là ‘thần dược’ thế giới - Ảnh 4
Rau càng cua trị nhiều bệnh. Ảnh: Internet

Theo đông y, không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc. Càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt.

Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.

Chữa viêm họng: rau càng cua 50 - 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày. Rau càng cua có thể ăn sống, vị chua chua, giòn, ngon đặc trưng và có giá trị cao về mặt dinh dưỡng.

Người phụ nữ U60 có tử cung như mới tuổi 20 tiết lộ 3 món ăn ‘tuyệt đỉnh’: rẻ tiền nhưng vẫn phòng bệnh, chống ung thư hiệu quả

3 thực phẩm rẻ bèo sau đây lại là thần dược phục hồi, ‘chiến đấu’ với căn bệnh ung thư cổ tử cung tuyệt vời nhất.

TIN MỚI NHẤT