Phát hiện bệnh ung thư di căn nhanh, không điều trị kịp, thời gian sống của bệnh nhân chỉ từ 2 đến 4 tháng

Sống khỏe 18/10/2023 06:58

Ung thư phổi là một căn bệnh ung thư ác tính, xảy ra khi các tế bào gây ung thư phát triển mạnh mẽ trong các mô phổi. Các tế bào này tăng sinh nhanh chóng và khó có thể kiểm soát được, dần dần hình thành nên các khối u ác tính và có khả năng xâm lấn vào các bộ phận khác rất cao nếu không được điều trị kịp thời.

Theo thông tin từ VietNamNet, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết, các bác sĩ đang theo dõi điều trị một trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ. Đây là căn bệnh ung thư tiên lượng rất xấu.

Bệnh nhân là bà N.T.L. (66 tuổi, trú tại Hà Nội) vào viện khám vì đau ngực trái, ho khan. Bệnh nhân ở nhà xuất hiện đau ngực trái tăng dần khoảng 15 ngày kèm theo ho khan, không sốt, không khó thở.

Bệnh nhân đi khám chụp X-quang tình cờ phát hiện khối u ở phổi trái nên được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai để khám, chẩn đoán và điều trị. Tại đây, bác sĩ chỉ định sinh thiết xuyên thành ngực khối u phổi dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính, kết quả mô bệnh học và hóa mô miễn dịch cho thấy bà bị ung thư biểu mô tế bào nhỏ.

Bệnh nhân có thể trạng kém, không thể tiến hành hóa xạ trị đồng thời. Vì vậy, bác sĩ chỉ định điều trị hóa chất trước để giảm bớt triệu chứng sau đó sẽ cân nhắc xạ trị.

Phát hiện bệnh ung thư di căn nhanh, không điều trị kịp, thời gian sống của bệnh nhân chỉ từ 2 đến 4 tháng - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

1. Ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?

Ung thư phổi là một căn bệnh ung thư ác tính, xảy ra khi các tế bào gây ung thư phát triển mạnh mẽ trong các mô phổi. Các tế bào này tăng sinh nhanh chóng và khó có thể kiểm soát được, dần dần hình thành nên các khối u ác tính và có khả năng xâm lấn vào các bộ phận khác rất cao nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh ung thư phổi thường có hai loại chính, bao gồm ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC).

Đối với bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) còn được biết đến với cái tên là ung thư biểu mô tế bào nhỏ. Loại ung thư này chiếm khoảng 15% trong các bệnh ung thư phổi và nó thường có hai dạng chính, bao gồm ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào nhỏ kết hợp.

Những người đã có tiền sử hút thuốc lá, hoặc nghiện thuốc lá nặng thường có nguy cơ cao mắc phải ung thư phổi tế bào nhỏ. Đặc tính của loại ung thư này là “hung hăng”, phát triển nhanh và dễ lây lan sang các khu vực khác của cơ thể. Chính vì vậy, những bệnh nhân bị SCLC ở giai đoạn tiến triển thường rất khó có thể điều trị được dứt điểm bệnh.

Phát hiện bệnh ung thư di căn nhanh, không điều trị kịp, thời gian sống của bệnh nhân chỉ từ 2 đến 4 tháng - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

2. Các giai đoạn của ung thư phổi tế bào nhỏ

Giai đoạn lan tràn là các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ và còn có thể di căn sang khu vực khác trong cơ thể

Các giai đoạn chính của ung thư phổi tế bào nhỏ bao gồm:

- Giai đoạn khu trú: trong giai đoạn này, ung thư chỉ xuất hiện ở một bên phổi hoặc ở các hạch bạch huyết vùng trung thất. Tỷ lệ bệnh nhân phát hiện được ung thư trong giai đoạn này là rất ít (khoảng 30%), thêm vào đó, nhiều trường hợp không phát hiện ra ung thư qua xét nghiệm mặc dù các khối u đã lan ra ngoài vùng ngực. Ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn giới hạn thường được điều trị ban đầu bằng liệu pháp hóa trị kết hợp với xạ trị. Sau đó, bệnh nhân sẽ tiếp tục được xạ trị dự phòng não để ngăn không cho khối u di căn sang não, giúp người bệnh có cơ hội thoát khỏi ung thư.

- Giai đoạn lan tràn: các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ và đã xâm lấn sang bên phổi còn lại, thậm chí nó có thể di căn sang các khu vực xa hơn trong cơ thể, chẳng hạn như não, gan, xương hoặc tuyến thượng thận. Đa số, những người mắc ung thư phổi tế bào nhỏ đều phát hiện bệnh khi ung thư đã bước sang giai đoạn này. Ung thư trong giai đoạn này thường có mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu, vì vậy rất khó có thể loại bỏ hoàn toàn được các khối u ác tính. Các phương pháp điều trị được thực hiện trong giai đoạn lan tràn chỉ nhằm làm giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh và giúp kéo dài tuổi thọ.

Nguồn: Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An

 

Người dân thấp thỏm thông tin luộc thịt chín vẫn có màu hồng là do nguồn nước bẩn, nguy cơ ung thư cao: Chuyên gia nói gì?

Một số người dân đã chia sẻ với nhau hiện tượng luộc thịt trong thời gian rất dài nhưng thịt vẫn có màu hồng như thịt sống là do nước nhiễm amoni hoặc nitrit quá cao.

TIN MỚI NHẤT