Dao, thớt, đũa... dùng bao lâu nên thay mới?

Sống khỏe 14/10/2023 07:06

Mọi vật dụng trong gia đình đều có hạn sử dụng, kể cả những dụng cụ nhà bếp. Nếu không thay mới kịp thời, một số vật dụng có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn.

Hầu hết các gia đình thường chỉ quan tâm đến hạn sử dụng của thực phẩm mà không nhận ra rằng các loại dụng cụ nhà bếp liên quan đến quá trình chế biến thực phẩm như thớt, đũa hay dao cũng có hạn sử dụng. Chính vì vậy mà nhiều gia đình thường dùng mãi các vật dụng đó cho đến khi hư hỏng hoàn toàn.

Việc cố gắng dùng tiếp vì muốn tiết kiệm hay tiếc của sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sản và gây bệnh cho cơ thể, đặc biệt là những bệnh đáng sợ như ung thư. Vậy nên, một khi những vật dụng sau chạm đến thời hạn sử dụng thì người dùng tuyệt đối phải vứt đi ngay.

Thớt

Thớt là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm sống nên ẩn chứa nguy cơ gây sự cố về sức khỏe, đặc biệt là khi nó có vết xước. Các vi khuẩn Salmonella và E.coli thường mắc kẹt bên trong các vết xước của thớt cũ, gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy và đau bụng.

Việc rửa thớt sau mỗi lần sử dụng không thể loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn này trên các vết xước hay rãnh sâu trên thớt. Càng có nhiều vết xước trên thớt thì mức độ nhiễm khuẩn càng lớn.

Dao, thớt, đũa... dùng bao lâu nên thay mới? - Ảnh 1
Thớt là dụng cụ nhà bếp chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm mà không phải bà nội trợ nào cũng biết (Ảnh minh họa)

Do vậy, các gia đình nên thay thớt 6 tháng một lần, nếu phát hiện có nấm mốc xuất hiện thì phải vứt càng sớm càng tốt. Tốt nhất là nên mua 2 thớt, một loại thái đồ sống và một để thái đồ chín, sau khi dùng xong thì nên khử trùng ngay bằng nước sôi để tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín.

Khăn lau bếp

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, một chiếc khăn lau mới dùng khoảng 1 tuần trong nhà sẽ chứa khoảng 2,2 tỷ vi khuẩn. Đặc biệt là nếu dùng ở khu bếp – nơi chứa đầy vi khuẩn bậc nhất trong nhà, số vi khuẩn này sẽ tăng vọt. Nguy hiểm hơn là còn tăng nguy cơ làm các bộ đồ ăn bị nhiễm khuẩn .

Vì vậy, các bà nội trợ tuyệt đối không được dùng mãi một chiếc khăn lau cho nhiều vị trí trong gia đình mà cần thay mới liên tục. Hàng ngày nên khử trùng khăn lau bằng cách vò trong nước nóng khoảng 2 – 3 phút, sau vài tuần nếu có điều kiện thì mua khăn mới.

Ngoài ra, hãy mua nhiều khăn cho nhiều mục đích khác nhau, sử dụng màu sắc để phân biệt để tránh lây nhiễm chéo.

Đũa

Sau một khoảng thời gian sử dụng thì trên đũa sẽ xuất hiện các vết nứt nhỏ mà mắt thường khó nhìn thấy được. Chưa kể nếu không được lau khô thì đũa còn sản sinh ra Escherichia coli, aflatoxin, Helicobacter pylori, Staphylococcus aureus – những chất gây ngộ độc và ung thư được WHO cảnh báo. Khi ăn phải các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, dạ dày, đường ruột gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy và đau bụng,..

Vì vậy các gia đình nên chú ý thay đũa khoảng 3 – 6 tháng/lần, thường xuyên chú ý vệ sinh và giữ đũa khô ráo. Cần khử trùng thường xuyên bằng nước nóng, chiếc nào bị mốc cần vứt bỏ.

Dao, thớt, đũa... dùng bao lâu nên thay mới? - Ảnh 2
Đũa nên được thay mới khoảng 3 – 6 tháng/lần (Ảnh minh họa)

Bọt biển rửa chén

Khăn hay miếng bọt biển rửa bát là dụng cụ nhà bếp không thể thiếu. Tuy nhiên, vật dụng này có đặc tính hút, giữ nước và là "đĩa nuôi cấy" lý tưởng cho vi khuẩn. Trung tâm Kiểm tra và Phân tích Vi sinh vật Quảng Đông (Trung Quốc) đã từng tiến hành một thí nghiệm phát hiện tổng cộng 7,4 triệu vi khuẩn trên một miếng bọt biển rửa bát.

Sử dụng khăn và miếng bọt biển rửa bát bị ô nhiễm như vậy để tiếp tục vệ sinh và làm sạch bát đĩa không những không đạt được hiệu quả làm sạch mà còn có thể gây ô nhiễm thứ cấp. Do đó, sau khi sử dụng khăn và miếng bọt biển rửa bát nên phơi khô càng nhiều càng tốt.

Những miếng bọt biển có lỗ nhỏ nên được thay thường xuyên và tốt nhất là hàng tuần. Còn những miếng bọt biển có lỗ lớn nên được thay 2 tuần một lần vì chúng thông gió tốt hơn và khô nhanh hơn.

Dao

Theo các chuyên gia an toàn vệ sinh thực phẩm, các gia đình nên sử dụng một con dao trong vòng 2 năm khi đã có cách vệ sinh và bảo quản thích hợp để chúng không bị mòn hay gỉ sét.

Trường hợp lưỡi dao hay cán dao đã bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu sứt mẻ thì có thể thay mới con dao khác sớm hơn thời hạn sử dụng.

Thói quen nguy hiểm ngang ăn thịt sống, nhiều người vẫn làm qua loa vì nghĩ không quan trọng

Việc vội vã khi xử lý các thực phẩm trong nhà bếp có thể gây ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng chết người.

TIN MỚI NHẤT