Bệnh nhân đau dạ dày phải ngay lập tức 'kết thân' với những loại thực phẩm 'quý như sâm' này: 'Thấm sạch' dịch vị, bảo vệ niêm mạc

Sống khỏe 30/08/2023 07:15

Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý thường gặp, trở thành nỗi ám ảnh chung của nhiều người. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, quá trình theo dõi triệu chứng, xác định nguyên nhân để kiểm soát kịp thời là thực sự cần thiết.

Nguyên nhân gây đau dạ dày

1. Loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân hay gặp là do vi khuẩn Helicobacter Pylori hoặc dùng các thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid hoặc dùng Aspirin. Ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân hiếm gặp: bệnh Crohn, hội chứng Zollinger- Ellison…

2. Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng

Bệnh thường xuất hiện đột ngột sau uống rượu bia nhiều, ăn gia vị cay nóng hoặc sau dùng thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid hoặc dùng Aspirin.

Bệnh nhân đau dạ dày phải ngay lập tức 'kết thân' với những loại thực phẩm 'quý như sâm' này: 'Thấm sạch' dịch vị, bảo vệ niêm mạc - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

3. Khối u ác tính tại thực quản dạ dày

Ung thư vùng tâm vị thực quản hay gặp ở người hút thuốc lá và uống bia rượu nhiều. Ung thư dạ dày hay gặp ở những người từ trung niên. Đây cũng là những nguyên nhân nguy hiểm gây triệu chứng đau dạ dày.

4. Chứng khó tiêu chức năng

Bệnh nhân thường có triệu chứng đau hoặc tức vùng thượng vị hoặc nóng rát ở vùng thượng vị, ăn nhanh no và ấm ách sau khi ăn. Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi dạ dày để xác định tình trạng niêm mạc bình thường, chỉ có viêm teo hay đã tiến triển thành viêm loét niêm mạc dạ dày.

5. Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đau bao tử. Một số điển hình thường gặp gồm:

Ăn uống không điều độ, không đúng giờ hoặc ăn quá khuya.

Ăn quá nhanh, ăn quá no hoặc để để bụng trong trạng thái quá đói.

Ăn nhiều thức ăn chiên rán, cay nóng, đồ chua.

Vừa ăn vừa đọc sách, chơi game, học bài, xem tivi…

Sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh (thực phẩm bẩn, ôi thiu…).

Lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá…

Bệnh nhân đau dạ dày phải ngay lập tức 'kết thân' với những loại thực phẩm 'quý như sâm' này: 'Thấm sạch' dịch vị, bảo vệ niêm mạc - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Người mắc bệnh dạ dày nên ăn những thực phẩm gì?

Gừng: Gừng chứa chất chống oxy hóa mạnh được gọi là gingerols và shogaolong sẽ làm giảm sự sản sinh ra các gốc tự do gây tổn hại đến cơ thể. Nó cũng giúp vận động ruột diễn ra mạnh mẽ hơn, giảm bớt cơn đau dạ dày do khó tiêu. 

Sữa: Sữa tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng vô cùng phong phú, dồi dào như vitamin, protein, đặc biệt là acid lactic mang hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Các loại nước ép rau quả: Có tác dụng cung cấp các vitamin và khoáng chất có tác dụng nhanh lành vết loét. Nước ép bắp cải, giá đỗ, cà rốt, củ đậu, dưa hấu; các loại sinh tố từ trái cây tươi như sinh tố đu đủ, xoài, sinh tố bơ và sữa.

Bệnh nhân đau dạ dày phải ngay lập tức 'kết thân' với những loại thực phẩm 'quý như sâm' này: 'Thấm sạch' dịch vị, bảo vệ niêm mạc - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Chế độ ăn cơm trắng: Cháo hoặc cơm trắng là những món ăn dễ tiêu hóa và phù hợp nhất trong bữa ăn hàng ngày khi bạn bị đau dạ dày. Bột gạo trắng cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và thời gian tiêu hóa ngắn, bằng cách này sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tổn thương gây viêm loét.

Đu đủ: Chất papain và chymopapain trong đu đủ giúp cơ thể phân hủy được những loại protein khó tan nằm trong dạ dày, giúp kháng viêm, làm lành những tổn thương, vết loét trong dạ dày.

Chuối chín: Chuối chín là thực phẩm cho người bị đau dạ dày rất tốt cho sức khỏe và dễ tiêu hóa. Ngoài ra chuối chín cũng giúp cung cấp cho cơ thể nhiều chất điện giải, tăng cường đề kháng phòng viêm loét dạ dày. 

Kéo nhau nhau đi viện vì những thói quen sử dụng quạt điện không đúng cách: Số 1 nhiều người hay làm nhưng không biết đang 'tiếp tay' hại cơ thể

Thời tiết nắng nóng, việc sử dụng quạt điện không đúng cách khi đi ngủ vô tình có thể khiến cơ thể mắc các bệnh về hô hấp.

TIN MỚI NHẤT