4 quan niệm sai lầm phổ biến về tranh cãi trong hôn nhân

Phụ nữ yêu 31/05/2021 00:44

Những cuộc tranh cãi trong hôn nhân ban đầu có thể gây tổn thương cảm xúc, khiến vợ chồng không muốn nhìn mặt nhau một vài ngày. Tuy nhiên các cuộc chiến là bằng chứng cho thấy bạn đang có một mối quan hệ thân mật, không né tránh mâu thuẫn, sẵn sàng cho nhau thấy mặt tốt và xấu của chính mình.

Những cuộc tranh cãi trong hôn nhân là dấu hiệu rằng hai con người không hoàn hảo đang cố gắng để chung sống.

Tuy nhiên nhiều người lầm tưởng rằng tranh cãi là xấu và cố gắng tránh bằng mọi giá.

Điều đó thậm chí có thể gây ra nhiều vấn đề cho các cặp đôi hơn là tranh cãi.

Dưới đây là 4 quan niệm sai lầm phổ biến về tranh cãi trong hôn nhân.

4 quan niệm sai lầm phổ biến về tranh cãi trong hôn nhân - Ảnh 1

Quan niệm 1: Bạn không thể đi ngủ khi chưa giải quyết xong tranh cãi

Vợ chồng bạn đã từng có cuộc tranh cãi kinh hoàng kéo dài đến rạng sáng?

Đôi khi, hai vợ chồng cùng quá mệt mỏi, tức giận và tổn thương đến nỗi không thể giải quyết được vấn đề.

Khi hai bạn xảy ra tranh cãi vào lúc nửa đêm, bạn có thể tạm dừng để đi ngủ và xử lý vấn đề vào sáng hôm sau.

Đôi khi cuộc tranh cãi sẽ trở nên bớt quan trọng hơn sau khi bạn đã có vài giờ để suy nghĩ về nó hoặc để ngủ.

Lưu ý rằng điều này không có nghĩa là bạn nên đi ngủ trong cơn giận dữ hay bắt chồng ngủ ngoài sô pha. 

Hãy đảm bảo hai bạn đã làm vững lòng nhau bằng tình yêu, đi ngủ trong hòa bình và thống nhất tiếp tục cuộc trò chuyện vào sáng hôm sau.

Quan niệm 2: Bạn không nên lôi kéo người khác vào cuộc tranh cãi

Cả bạn và chồng bạn đều cần có những người đáng tin cậy và có thể nói cho bạn sự thật.

Bạn có thể tìm kiếm lời khuyên hoặc chia sẻ vấn đề với một người bạn hoặc người thân đáng tin cậy về cuộc chiến trong hôn nhân của bạn.

Chỉ cần đảm bảo rằng bạn không kể lại cuộc tranh cãi một cách phiến diện.

Nếu bạn định chia sẻ chi tiết về cuộc tranh cãi với ai đó, bạn chỉ nên thảo luận với người quen của cả vợ chồng bạn và sẽ không nói xấu về anh ấy.

Quan niệm 3: Bạn không bao giờ nên để con cái chứng kiến cuộc tranh cãi

Trẻ nhỏ cần biết rằng ngay cả các cặp vợ chồng lành mạnh cũng có tranh cãi. 

Vợ chồng bạn đang cố hết sức có thể, nhưng đôi khi tranh cãi có thể xảy ra trước mặt con.

Nếu con không bao giờ chứng kiến cha mẹ cãi nhau, con bạn có thể bước vào hôn nhân với suy nghĩ mối quan hệ lành mạnh không bao giờ có tranh cãi. Đừng để con tin vào lầm tưởng đó.

Khi con chứng kiến vợ chồng bạn tranh cãi, hãy đảm bảo rằng con cũng nghe thấy cách hai bạn giải quyết tranh cãi.

Nhiều phụ huynh đưa cuộc tranh cãi vào phòng riêng để tránh con cái. Đến một thời điểm nào đó khi cả hai đã hòa giải, nhưng các con vẫn không được biết.

Con cần được chứng kiến cách cha mẹ làm lành sau khi kết thúc một cuộc chiến hoặc ít nhất được biết rằng cha mẹ đã giải quyết tranh cãi.

Quan niệm 4: Tư vấn hôn nhân chỉ dành cho các cuộc hôn nhân bất ổn

Nếu một cặp vợ chồng đến với tư vấn hôn nhân như giải pháp vớt vát sau cùng thì lúc đó đã quá muộn.

Tư vấn hôn nhân là một cách tuyệt vời để mời bên thứ ba trung lập tham gia giải quyết một số vấn đề mà hai vợ chồng phải đối mặt.

Theo chuyên gia tư vấn Alexandra Smith, 70% các cặp vợ chồng tham gia tư vấn hôn nhân cho biết mối quan hệ của họ đã được cải thiện.

Các nhà tư vấn được đào tạo để giúp các cặp vợ chồng tìm cách cải thiện bản thân và hôn nhân của họ.

Tư vấn hôn nhân là cơ hội để các cặp vợ chồng học được một số điều họ cần thực hiện mà họ có thể chưa từng nhận ra.

Đây cũng là nơi an toàn để thảo luận mọi vấn đề với vợ/chồng bạn và có thể làm cho hôn nhân thậm chí tốt đẹp hơn.

7 nguyên nhân chính khiến các cặp đôi tan vỡ

Ai cũng cố gắng để mối quan hệ của mình tốt đẹp, tuy nhiên đôi khi bất chấp tất cả những nỗ lực đó, họ vẫn thất bại. Điều này khiến hai người tự hỏi vấn đề nằm ở đâu.

TIN MỚI NHẤT