Nguyên nhân mang thai tháng cuối đau cửa mình và cách khắc phục

Nuôi dạy con 20/12/2020 06:04

Mang thai tháng cuối đau cửa mình khi nào thì được xem là bình thường và khi nào trở thành triệu chứng đáng lo ngại? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết!

Nội dung bài viết

Đối với các mẹ bầu, thời gian 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn khó khăn nhất vì con yêu đang lớn lên rất nhanh. Hiện tượng mang thai tháng cuối đau cửa mình cũng khá phổ biến mà các mẹ thường gặp phải. Vậy nguyên nhân do đâu và làm cách nào để khắc phục tình trạng này, hãy cùng Phunuvagiadinh tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Mang thai thang cuoi dau cua minh 1
Mang thai tháng cuối đau cửa mình là hiện tượng khá phổ biến - Ảnh minh họa: Internet

Vì sao mẹ bầu bị đau cửa mình khi mang thai tháng cuối?

Đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối là hiện tượng bình thường của cơ thể, do tử cung lớn dần đồng thời thai nhi cũng lớn dần lên. Hiện tượng này có thể kéo dài trong một thời gian tương đối alau với nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc cơ địa từng người. Mẹ bầu có thể bị đau nhức dữ dội hoặc đau âm ỉ.

Theo các chuyên gia, hiện tượng đau tức cửa mình khi mang thai tháng cuối là do thai nhi bắt đầu chúc đầu xuống khiến cho cơ thể mẹ bầu tiết nhiều hormone làm xương chảo lỏng lẻo, giãn nở theo kích thước của em bé. Khi gặp trường hợp này, các mẹ có thể sắp bước vào giai đoạn vượt cạn.

Mang thai thang cuoi dau cua minh 2
Nguyên nhân khiến mẹ bầu tháng cuối bị đau buốt cửa mình - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến cửa mình đau buốt là do cơ thể bị thiếu canxi, khiến cấu trúc xương hông không vững chắc.

Ở các tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể bị đau cửa mình do cổ tử cung giãn nở. Cổ tử cung sẽ giãn ra một vài tuần trước thời điểm chuyển dạ, đôi khi điều đó sẽ khiến mẹ bầu bị đau cửa mình có kèm theo chảy máu.

Tất cả các lý do này xuất phát từ việc thai nhi gần như đã phát triển hoàn chỉnh, đang sẵn sàng cho việc chào đời. Vì vậy, hiện tượng đau cửa mình lúc này dù rất khó chịu nhưng có thể xem là bình thường.

Khi nào hiện tượng mang thai tháng cuối đau cửa mình trở nên đáng lo?

Bên cạnh những yếu tố sinh lý khiến cửa mình bị đau buốt tháng cuối thì một nguyên nhân khác cũng có thể xảy ra chính là bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,... Hoặc có thể mẹ bầu đã mắc phải các bệnh tình dục như lậu, mụn rộp sinh dục,… Trong trường hợp này, các mẹ bầu nên chú ý các triệu chứng kèm theo.

Mang thai thang cuoi dau cua minh 3
Nếu cửa mình đau buốt kèm theo một số dấu hiệu bất thường thì nên đi khám - Ảnh minh họa: Internet

Nếu cảm thấy cửa mình đau buốt có kèm theo ngứa ngáy, viêm loét vùng kín, nổi mụn, khí hư ra nhiều một cách bất thường, tiểu buốt, tiểu rắt,… thì bạn nên tới các cơ sở chuyên môn để khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Biện pháp giúp khắc phục tình trạng mang thai tháng cuối đau buốt cửa mình

Nằm nghiêng bên trái kèm theo gối bầu

Theo các nghiên cứu, tư thế nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu, giúp hỗ trợ quá trình phát triển thai nhi trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, tư thế này còn giúp cơ thể mẹ bầu không phải chịu bất cứ sức ép nào, tốt cho hệ tim mạch.

Mang thai thang cuoi dau cua minh 4
Nằm nghiêng bên trái kèm theo gối bầu để giảm đau buốt - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, cơ quan thận của mẹ cũng sẽ dễ bài tiết các chất thải, giảm lượng nước tích tụ trong cơ thể, từ đó tránh được nguy cơ phù nề cũng như đau nhức khi mang thai. Mẹ có thể đặt 1 chiếc gối giữa 2 đầu gối hoặc kê bên dưới bụng hoặc kê thêm gối sau lưng để cảm thấy dễ chịu hơn khi ngủ.

Ngủ nghỉ đủ giấc

Khi cảm thấy khó chịu do các cơn đau buốt hành hạ, việc ngủ đủ và ngon giấc là điều vô cùng quan trọng.

Trên thực tế, khi bạn ngủ sâu và ngon, bạn sẽ cảm thấy triệu chứng đau buốt giảm ngay sau khi tỉnh dậy. Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy các biểu hiện của cơn đau sẽ ít hoạt động hơn vào ban ngày.

Chườm ấm

Hơi nóng có tác dụng làm thư giãn cơ bắp. Khi cơ bắp làm việc quá sức, biện pháp tốt nhất là chườm nóng. Nhiệt độ sẽ giúp kích thích quá trình lưu thông máu, làm thư giãn và xoa dịu các cơn đau cơ bắp.

Mang thai thang cuoi dau cua minh 5
Chườm ấm giúp cải thiện tình trạng đau cửa mình - Ảnh minh họa: Internet

Nếu mẹ bầu thường cảm thấy vùng cửa mình đau nhức thì việc dùng 1 chiếc túi chườm ấm có thể giúp cải thiện tình trạng này.

Massage cơ thể 

Một trong các biện pháp giúp giảm đau cửa mình hiệu quả chính là massage. Mẹ bầu có thể nhờ chồng mình thực hiện một vài động tác massage toàn thân. Điều này sẽ giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, đồng thời tăng cường giải phóng endorphin, từ đó giảm đau hiệu quả.

>>> Xem thêm:

- Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

- Nguyên nhân đau buốt cửa mình khi mang thai tháng cuối

Mang thai thang cuoi dau cua minh 6
Massage toàn thân giúp giảm đau - Ảnh minh họa: Internet

Tập thể dục

Hormone endorphin là một chất giảm đau nhức tự nhiên được cơ thể sinh ra khi con người tập luyện. Hormone này có tác dụng giống như thuốc giảm đau, kìm hãm các phản xạ đau không chạy lên não.

Lo âu, căng thẳng hay trầm cảm cũng sẽ được xoa dịu bớt. Bên cạnh thể dục thì mẹ bầu nên tăng cường đi lại, vận động chân tay nhiều hơn. Việc lưu thông máu lên não sẽ giúp kích thích giải phóng hormone endorphin bên trong cơ thể.

Trên đây là các thông tin liên quan đến hiện tượng mang thai tháng cuối đau cửa mình. Nếu các cơn đau vẫn xảy ra thường xuyên thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.

Kiến thức mang thai: Bụng bầu tụt bao lâu thì sinh?

Bụng bầu tụt bao lâu thì sinh? Đây là câu hỏi được nhiều bà mẹ lần đầu mang thai quan tâm nhất. Muốn biết được cụ thể sinh vào thời điểm nào thì cần tới bệnh viện.

TIN MỚI NHẤT