Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Nuôi dạy con 18/03/2020 17:43

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối là tình trạng diễn ra rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân và cách khắc phục.

Nội dung bài viết

Thai nhi ở tháng cuối cùng của kỳ thai phát triển rất nhanh. Điều này khiến cho mẹ bầu thường bị đau bụng dưới. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối là do các nguyên nhân khác tác động. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé tốt nhất thì mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Dau bung duoi khi mang thai thang cuoi 1
Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối là gì?- Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Thai 38 tuần bị đau bụng dưới từng cơn là điều đáng lo ngại của rất nhiều mẹ bầu. Tình trạng này diễn ra do nhiều nguyên nhân tác động đến. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối.

- Do sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ: Thai nhi lớn lên và phát triển nhanh ở tháng cuối cùng của thai kỳ khiến cho mẹ bị căng cơ và căng dây chằng. Các dây chằng ở vùng xương chậu phải chịu sức ép để nâng đỡ thai nhi. Chưa kể đến trọng lượng cơ thể của mẹ đạt mức cao nhất trong kỳ thai cuối cùng, thai nhi lớn tạo ra áp lực lớn lên thành tử cung của mẹ và khiến mẹ bị đau bụng dưới.

Dau bung duoi khi mang thai thang cuoi 2
Sự phát triển của thai nhi cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng dưới - Ảnh minh họa: Internet

- Do nhiễm trùng tiết niệu: Tử cung của mẹ bầu ở tháng cuối của thai kỳ sẽ giãn nở và co bóp rất mạnh dẫn đến chèn ép bàng quang. Mẹ khó đi tiểu và gây ra viêm nhiễm tiết niệu khiến mẹ cảm giác bị đau đớn ở bụng dưới.

- Do bong nhau non: Bong nhau non khiến mẹ bầu đau đớn, nếu không được phát hiện kịp thì có nguy cơ mẹ sẽ tử vong.

- Do sinh non: Tử cung co bóp mạnh khiến mẹ đau đớn và chất dịch nhầy tiết ra nhiều có dấu hiệu mẹ sinh non. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ.

Dau bung duoi khi mang thai thang cuoi 3
Mẹ chuyển dạ, có dấu hiệu sinh non khiến cho bụng dưới của mẹ đau dữ dội - Ảnh minh họa: Internet

- Do tiền sản giật: Tiền sản giật là bệnh vô cùng nguy hiểm trong khi mẹ mang thai tháng cuối. Biểu hiện của tiền sản giật là: đau bụng dưới dữ dội, chân tay phù, tăng cân và đau buốt lưng,...Tiền sản giật không được phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến mẹ bị suy tim, suy hô hấp và co giật mạnh rất nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng.

Phương pháp làm giảm đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Mang thai tháng thứ 8, tháng thứ 9 bị đau bụng dưới là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu. Dưới đây là các phương pháp làm giảm đau bụng dưới cho mẹ bầu ở tháng cuối trong thai kỳ.

Tránh vận động mạnh

Vận động khiến cho mẹ dễ sinh và thoải mái hơn. Tuy nhiên, nếu như bạn vận động không đúng cách hoặc vận động quá mạnh sẽ khiến tác động lực lên bụng bầu rất lớn và làm cho bụng dưới đau đớn dữ dội. Mẹ bầu nên đi lại nhẹ nhàng và tránh va vấp ở giai đoạn thai kỳ này để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Không nên quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục khiến cho tử cung của mẹ giãn nở và co bóp mạnh dẫn đến đau bụng, chuyển dạ sớm hơn bình thường. Mẹ nên kiêng cữ quan hệ tình dục để tránh chuyển dạ và sinh non.

Đúng tư thế

Mang thai 37 tuần bị đau bụng dưới do sự phát triển của thai nhi khiến mẹ cảm thấy đau đớn và khó chịu. Ở tuần 37, mẹ không những phải chịu sự đau đớn do những cơn co bóp tử cung, chèn ép bàng quang mà lưng của mẹ cũng không được thoải mái do cân nặng của thai nhi tác động. 

Dau bung duoi khi mang thai thang cuoi 4
Nằm thoải mái đúng tư thế khiến cho mẹ được thư giãn và giảm cơn đau do co bóp tử cung gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Bắt đầu từ tuần thai này cho đến khi sinh, bất cứ mẹ làm việc gì dù là nằm hay là ngồi mẹ cũng nên chọn tư thế thật thoải mái, tránh gây áp lực lớn lên bụng và để cho lưng được thư giãn, không bị đau.

Tập yoga

Dù không nên vận động mạnh nhưng mẹ cũng nên tập thể dục và vận động để sinh bé dễ dàng. Mẹ nên tập yoga hoặc các môn thể dục nhịp nhàng để không tạo áp lực quá nhiều cho bụng và cho sức lực quả mẹ. Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cho mẹ cảm thái thoải mái và dễ chịu hơn, cơ bụng vẫn được vận động, mạch máu được lưu thông giúp giảm đau và làm dịu bớt các cơn co bóp tử cung.

Dau bung duoi khi mang thai thang cuoi 5
Tập yoga, phương pháp tuyệt vời để tránh đau bụng dưới ở mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet

Thăm khám bác sĩ

Khi có những cơn đau dữ dội và đột ngột, mẹ bầu nên đến bác sĩ liền để được thăm khám và biết được chính xác nhất tình trạng sức khỏe hiện tại của cả mẹ và em bé trong bụng. Lắng nghe và làm theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên sâu khoa sản là phương pháp tuyệt vời nhất để giảm đau và giúp cả mẹ và bé được bảo vệ an toàn.

Dau bung duoi khi mang thai thang cuoi 6
Thăm khám bác sĩ mẹ sẽ được tư vấn và điều trị đau bụng an toàn nhất - Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý cho mẹ bầu khi bị đau bụng dưới

Đau bụng dưới ở tháng cuối của thai kỳ là điều mà mẹ bầu nào cũng được trải nghiệm. Tuy nhiên, đa số các biểu hiện của đau bụng dưới đều rất nguy hiểm cho mẹ và bé. Để tránh trường hợp xấu xảy ra, tốt nhất mẹ vẫn nên gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng cách chăm sóc cả mẹ và bé.

Bài viết trên đây cung cấp thêm kiến thức về đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối và phương pháp điều trị, giảm đau hiệu quả cho mẹ bầu ở giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Chúc các mẹ và bé luôn mạnh khỏe!

Mang thai đau bụng dưới nguyên nhân vì sao và xử lý thế nào?

Tình trạng đau bụng dưới thường gặp ở một số mẹ bầu gây lo lắng, bất an. Vậy tình trạng mang thai đau bụng dưới nguyên nhân vì sao và xử lý thế nào?

TIN MỚI NHẤT