Cùng theo dõi  4 hành động "vô lý" này để xem con bạn có thông minh không?

Nuôi dạy con 21/10/2022 18:21

Những trẻ có IQ cao thường làm những hành động tưởng chừng như vô lý. Nhiều bậc phụ huynh còn cảm thấy phiền phức mà ít ai biết đó là cách mà con trẻ thể hiện sự thông minh của mình.

1. Trèo lên đầu giường hoặc những nơi cao hơn

Đây là điều phổ biến nhất ở những bé mới tập bò, nhưng các phụ huynh mẹ luôn lo lắng và sợ con bị ngã. Trên thực tế, lý do khiến trẻ muốn bò lên giường là do tính tò mò và ham khám phá bẩm sinh của trẻ. Trẻ nhỏ không biết nguy hiểm là cái gì, chỉ biết bên ngoài giường có thể chứa điều gì đó mình từng thấy, liền muốn đi xem ngay. Theo các chuyên gia, tính tò mò là một đặc điểm quan trọng của trẻ có chỉ số IQ cao. Chính vì trẻ có trí tò mò mạnh mẽ hơn những người khác nên khi gặp vấn đề hoặc những điều mà bản thân cảm thấy hứng thú, hứng thú nghiên cứu sẽ được kích thích và trẻ sẽ tự giải quyết vấn đề của mình.

Cùng theo dõi  4 hành động 'vô lý' này để xem con bạn có thông minh không? - Ảnh 1
 Ảnh minh họa

Thích giấu mọi thứ Sau khi bé có khả năng vận động nhất định, đôi khi mẹ có thể nhận thấy những thứ ở nhà như điều khiển từ xa, đồ chơi, đồ ăn nhẹ… sẽ khó tìm. Thực ra, việc bé thích giấu món đồ nào đó không phải do tính chiếm hữu mà chỉ là hành vi chơi đùa, đó là biểu hiện của nghị lực và sức sống của trẻ. Điều này chứng tỏ trí tuệ trẻ đang phát triển mạnh mẽ, lúc này trẻ có ý thức cao về các đồ vật xung quanh, đồng thời định hướng được điều mình cần làm để tạo ra sự khác biệt.

2. Thích mặc quần áo hoặc mang giày của người lớn

Trẻ em có một tài năng bẩm sinh đó là khả năng bắt chước. Bố mẹ là đối tượng mà trẻ bắt chước tốt nhất. Trong cuộc sống hàng ngày, khi nhìn thấy bố mẹ mặc quần áo, đi giày dép của người lớn, trẻ sẽ luôn nảy sinh ý muốn bắt chước nên việc con lôi đồ bố mẹ ra dùng bắt nguồn từ đây.

Đứa trẻ nào cũng ao ước được lớn lên, khát khao được cao lớn như bố mẹ, thích được làm người lớn. Vì vậy, con sẽ đặc biệt quan tâm đến những đồ dùng của bố mẹ, việc xỏ vào bộ đồ của bố hoặc mang đôi giày cao gót của mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy mình như người lớn.

Cùng theo dõi  4 hành động 'vô lý' này để xem con bạn có thông minh không? - Ảnh 2
 Ảnh minh họa

Những thứ của người lớn đều hấp dẫn và mới lạ đối với trẻ nhỏ, vì con cảm thấy đồ của bố mẹ khác đồ của mình, sinh ra ý muốn thử nghiệm điều mới lạ. Có thể hiểu đơn giản, dùng thử đồ bố mẹ là một trong những thú vui, trò chơi yêu thích của trẻ nhỏ.

Nếu nhận thây strer thích bắt chước người khác chứng tỏ con đã sử dụng não bộ một cách hữu hiệu. Biết quan sát, biết nhớ và sao chép lại, điều này chứng tỏ con thông minh hơn.

Làm thế nào để rèn luyện trí thông minh cho trẻ đúng cách? Đọc sách, truyện tranh cho trẻ ngay từ ngày đầu Nhiều người nghĩ rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết gì nên không cần phải đọc sách hay dạy dỗ quá sớm, nhưng thực tế đây là một quan niệm sai lầm.

Ngay cả khi trẻ chưa biết gì, trẻ cũng được biết phần còn lại của cuốn sách thì trông như thế nào. Bằng chứng là trẻ thích chạm và lật các trang sách. Thông qua việc bố mẹ đọc sách có thể giúp trẻ thúc đẩy sự phát triển của trí não, trí tưởng tượng, con hiểu biết về thế giới nhanh hơn, gắn kết các mối quan hệ tình cảm giữa trẻ và người chăm sóc.

3. Trẻ em học và hiểu thế giới thông qua bắt chước

Khi chúng còn nhỏ, chúng bắt chước những biểu cảm của người lớn. Khi chúng lớn hơn, chúng có thể bắt chước những hành động, lời nói hoặc cả cốt truyện trong 1 bộ phim yêu thích. Một số trẻ có khả năng bắt chước mạnh mẽ, có thể sao chép hoàn hảo ngôn ngữ, biểu cảm và chuyển động của người khác. Các chuyên gia nói rằng những đứa trẻ như vậy có xu hướng nắm bắt nhanh và có chỉ số IQ cao hơn.

Lời khuyên cho cha mẹ, đó là đừng ngăn cản các hành vi bắt chước của con. Trái lại, cha mẹ nên thực hiện nhiều hành động tốt để con bắt chước theo, từ đó giúp trẻ học được những điều hay điều phải ở người lớn.

Cùng theo dõi  4 hành động 'vô lý' này để xem con bạn có thông minh không? - Ảnh 3
 Ảnh minh họa

4. Cho con soi gương

Cho trẻ nhìn bản thân mình trong gương và tự khám phá về hình dạng cơ thể mình. Có thể ban đầu, trẻ sẽ không nhận ra người trong gương chính là mình. Tuy nhiên, sau một thời gian tiếp xúc, não trẻ sẽ có sự ghi nhận và tự động liên kết để hình thành khái niệm về chính mình trong gương. Đồng thời, thông qua hoạt động này trẻ học cách nhận biết về bản thân, biết mình là một cá thể độc lập riêng biệt. Trẻ học cách nhận diện bản thân đây là sự phát triển bước ngoặt về nhận thức của trẻ. Tuy nhiên, khi con chơi với gương, bố mẹ nên chú ý quan sát để đảm bảo độ ăn toàn cho con.

Bé gái quá xinh đẹp khiến bố phải nghỉ việc làm vệ sĩ: Diện mạo gương mặt khác lạ sau 4 năm

Cô bé người Iran với vẻ đẹp trong trẻo, xinh như thiên thần khiến ai cũng phải trầm trồ.

TIN MỚI NHẤT