Chỉ cần làm thêm bước này là đã bảo quản được bơ ăn quanh năm, liệu chị em đã biết?

Mẹo vặt trong bếp 25/04/2023 12:22

Bơ là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, không chỉ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, tim mạch, xương và mắt. Mà bơ còn được biết đến như sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ.

Cách sơ chế bơ trước khi bảo quản

Hướng dẫn chọn bơ ngon, không đắng

Chọn được những trái bơ chín đều ngon sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian, tiền bạc, công sức trong việc sơ chế và bảo quản. Để lựa chọn được những trái bơ tươi ngon, độ chín vừa tới, nhiều thịt quả, bạn cần chú ý những đặc điểm sau: 

- Chọn bơ theo màu vỏ: Một quả bơ sáp già thường có da căng bóng, không bị ọp, cầm chắc tay. Những quả bơ có vỏ màu xanh với các điểm vàng lấm tấm trên vỏ sẽ có lượng thịt nhiều hơn, thịt dẻo và béo hơn các quả vỏ màu tím. Những quả có màu vỏ nâu ngả sang hồng thường có nhiều xơ hơn. Thêm nữa, khi lắc quả bơ gần chín và ngon, bạn sẽ nghe thấy tiếng hạt bên trong lăn nhẹ. Tuy nhiên, nếu tiếng lăn quá mạnh thì bạn không nên chọn vì thịt bơ sẽ mỏng, không nhiều.

- Chọn bơ theo hình dáng: Một quả bơ dài thường sẽ có nhiều thịt hơn, hạt nhỏ hơn so với quả bơ dáng tròn. 

- Chọn bơ theo màu sắc cuống: Hãy quan sát cuống bơ thật kỹ khi lựa bơ. Quả bơ đang độ chín vừa tới sẽ có cuống màu vàng. Nếu cuống quả màu xanh, tức là trái bơ chưa chín. Trái bơ có cuống màu nâu sẫm thì khả năng cao đã chín quá và bị nẫu. 

- Chọn bơ theo độ mềm của quả: Khi bạn lấy tay sờ nắn quả bơ, hãy chọn quả vừa mềm tay vì khi đó bơ vừa chín tới, không nên chọn quả mềm nhũn hoặc quá cứng để tránh quả xanh hoặc đã chín nẫu.

Chỉ cần làm thêm bước này là đã bảo quản được bơ ăn quanh năm, liệu chị em đã biết? - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Cách ủ bơ nhanh chín

Nếu lỡ mua phải những quả bơ xanh và muốn thưởng thức ngay thì hãy đặt những quả bơ xanh ấy cạnh các loại hoa quả chín khác như: xoài, chuối,... vì khí ethylene do những hoa quả chín tạo ra sẽ thúc đẩy bơ chín nhanh hơn đấy!

Một mẹo khác là tăng độ ẩm cho bơ bằng cách nhúng bơ vào nước lạnh hoặc để bơ chảy dước vòi nước, sau đó để ra 1 cái rổ thoáng mát, phần cuống bơ hướng lên trên, có thể dùng 1 cái khăn hơi ướt phủ lên trên. Một ngày làm chừng 2-3 lần như vậy, bơ sẽ mau chín, không bị mất nước và ngon hơn.

Chỉ cần làm thêm bước này là đã bảo quản được bơ ăn quanh năm, liệu chị em đã biết? - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Bảo quản bơ trong tủ lạnh

Bảo quản bơ chín bằng chanh

Quét một ít nước cốt chanh phủ lên bề mặt của bơ rồi bỏ vào túi zip hoặc túi hút chân không để vào ngăn đá tủ lạnh. Cụ thể, phần cốt nước chanh sẽ được phủ đều lên thịt của quả bơ. Dung dịch này sẽ có tác dụng ức chế oxy hóa, giữ cho phần thịt bơ không bị đổi màu thâm đen và giữ hương vị thơm ngon của trái bơ chín như ban đầu. Với cách bảo quản này nên áp dụng cho bơ dùng để làm salad.

Ngoài ra bạn cũng có thể xắt quả bơ thành từng miếng nhỏ hoặc dầm nhuyễn ra rồi trộn đều với nước cốt chanh cũng cho hiệu quả tương tự. Ưu điểm của cách này là khi dùng bạn chỉ cần rã đông rồi lấy sử dụng luôn không cần phải sơ chế gì nữa.

Các bạn cũng đừng lo vị chua của chanh sẽ làm chua bơ khi sử dụng bởi nước cốt chanh có tác dụng giữ nguyên được màu sắc, hương vị và chất dinh dưỡng cho bơ.

Chỉ cần làm thêm bước này là đã bảo quản được bơ ăn quanh năm, liệu chị em đã biết? - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Bảo quản bơ chín bằng dầu olive

Các đầu bếp chuyên nghiệp thường dùng dầu olive và quét lên mặt bơ rồi bỏ vào hộp kín hoặc túi zip để bảo quản giống như cách trên vậy.

Lớp dầu này sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ mỏng giữa trái cây và không khí, khiến thịt bơ không bị thâm và biến đổi chất, giữ được hương vị như lúc đầu. Cách này thì nên áp dụng cho các quả bơ sử dụng để làm sốt/ nước sốt.

Cách bảo quản bơ bằng hành tây

Hành tây có khả năng tiết ra các ezim thúc đẩy quá trình oxy hóa. Chính vì thế, khi bỏ chung bơ và hành tây đậy kín lại khiến bơ không bị thối. Tốc độ phát triển của các vi khuẩn, nấm mốc trong không khí sẽ được hạn chế. Thông thường cách bảo quản này sẽ được sử dụng khi chế biến bơ làm món mặn.

Cho bơ vào chung với hành tây rồi đậy kín lại, những tinh chất trong hành tây tiết ra giúp ức chế quá trình oxy hóa khiến bơ bị phân hủy, làm giảm tốc độ phát triển của nấm mốc, vi khuẩn làm hỏng bơ. Bơ được dùng làm món mặn thường sẽ bảo quản bằng cách này.

Chỉ cần làm thêm bước này là đã bảo quản được bơ ăn quanh năm, liệu chị em đã biết? - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Cách bảo quản bơ bằng túi chân không

Đễ giữ nguyên hương vị và chất lượng của bơ, không làm lẫn mùi với bất kỳ loại nào khác, bạn có thể bảo quản bơ bằng cách cắt đôi quả bơ, bỏ hạt, bóc vỏ rồi cắt nhỏ. sau đó nhẹ nhàng cho vào túi đựng thực phẩm rồi rút hết không khí ra, rồi mang đi cấp đông. Cách này nên áp dụng với bơ để dành làm sinh tố, làm bánh là tốt nhất.

Cách rã đông bơ trước khi dùng

Mỗi khi sử dụng bạn chỉ cần mang bơ rã đông bằng cách ngâm cả túi bơ hoặc hộp bơ trong nước ấm khoảng 2 giờ. Trước khi dầm bơ bằng máy xay sinh tố bạn chỉ cần để bơ dưới vòi nước lạnh khoảng 30 giây là được.

Việc rã đông bơ bằng nước ấm thay vì nước lạnh sẽ giúp bơ giữ được độ béo thơm và không bị nhão hay chảy nước.

Một bản so sánh nhỏ giữa nhiều cách bảo quản bơ cho các bạn tham khảo nhé. Đây là một hình ảnh của một bạn đã thực hiện các cách bảo quản bơ khác nhau rồi chia sẻ lên mạng, rất thực tế.

Chỉ cần làm thêm bước này là đã bảo quản được bơ ăn quanh năm, liệu chị em đã biết? - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet

Những lưu ý khi trữ đông bơ 

Túi hút chân không giúp bảo quản bơ dễ dàng nhất, bạn không cần vắt thêm chanh để giữ mùi vị hay màu sắc của thịt bơ. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi bạn phải đầu tư máy và túi hút chân không khá tốn kém. 

Túi zip là giải pháp tiết kiệm hơn được nhiều chủ quán sử dụng để bảo quản bơ. Khi sử dụng túi zip, bạn nên vắt thêm nước chanh để giảm thiểu tối đa tình trạng thịt bơ bị thâm đen. Nước chanh có khả năng chống oxy hóa rất tốt, mà lại không làm ảnh hưởng quá nhiều đến hương vị của bơ nên bạn đừng quá lo lắng nhé!

Thực phẩm dễ dàng ôi thiu chỉ vì bạn không biết 6 mẹo bảo quản cơ bản dưới đây

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng oi bức, khó chịu. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, có thể làm cho thức ăn nhanh hỏng, dễ bị ôi thiu nếu không bảo quản cẩn thận.

TIN MỚI NHẤT