Nhật ký bỉm sữa: Sữa công thức để ngoài được bao lâu?

Mẹ bầu 03/09/2020 11:13

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có thể vì nhiều lý do khác nhau, các bà mẹ có thể sử dụng thêm sữa công thức kết hợp cùng sữa mẹ để nuôi trẻ. Khác với sữa mẹ có thể bảo quản đông, sữa công thức để ngoài được bao lâu cũng là điều mà rất nhiều bà mẹ quan tâm. 

1. Sữa công thức là gì?

nhat ky bim sua sua cong thuc de ngoai duoc bao lau
Sữa công thường được sử dụng kết hợp cùng sữa mẹ - Ảnh minh họa: Internet

Sữa công thức (còn có tên gọi là Baby formula) hay sữa bột trẻ em, được sản xuất để làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi. Sữa công thức có thành phần giống công thức hóa học của sữa mẹ nên có thể dùng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sữa mẹ.

Sữa thay thế sữa mẹ là sữa bột công thức 1 (là loại dành cho trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi) gần giống với thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển. Sữa bột công thức 1 hiện nay được cung cấp dưới nhiều hình thức khác nhau như:

  • Sữa bột: Thường được pha với nước trước khi cho trẻ uống;
  • Sữa dạng lỏng: Thường được pha với một lượng nước tương đương;
  • Sữa dùng ngay: Thường đắt hơn so với các loại sữa nói trên, có thể cho trẻ dùng ngay mà không cần phải qua các bước chế biến.

2. Sữa công thức để ngoài được bao lâu?

Với mẹ cho con bú hoàn toàn, khi bé đòi sữa, sẽ được thưởng thức dòng sữa nóng ấm từ mẹ. Tuy nhiên với trẻ mà mẹ có sử dụng thêm sữa công thức, sau khi pha theo đúng tỉ lệ, trẻ cần được bú ngay. Chỉ nên sử dụng bình ủ trong trường hợp khẩn cấp, hạn hữu khi cả nhà có việc cần ra ngoài đúng giờ ăn của trẻ.  

Với câu hỏi “sữa công thức để được bao lâu sau khi pha?”, các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thời gian giữ sữa tối đa chỉ 2 tiếng.  Lượng sữa dư nên đổ bỏ, không nên để dành cữ sau vì đã có nước bọt của bé, không còn sạch nữa. Đó cũng là lý do mẹ cần theo dõi kỹ lượng sữa bé cần trong từng giai đoạn để tránh pha dư.

nhat ky bim sua sua cong thuc de ngoai duoc bao lau
Sữa công thức pha để ngoài được bao lâu? - Ảnh minh họa: Internet

Chính vì thế, mẹ cần theo dõi con ở từng giai đoạn để biết được nhu cầu của con, tránh pha dư sữa. Không để trẻ dùng lại sữa để thừa sau 2 giờ là nhằm tránh cho trẻ nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono. Vi khuẩn này có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não.

Đặc biệt, các mẹ cần lưu ý, để đảm bảo vị sữa ngon và giữ được thành phần dinh dưỡng, cần pha sữa đúng nhiệt độ trên vỏ hộp hướng dẫn.

3. Điều cần lưu ý khi pha sữa cho trẻ

Sau khi biết đáp án cho câu hỏi “sữa công thức để ngoài được bao lâu?”, chúng tôi xin cung cấp đến độc giả những điều cần lưu ý để bé có một bình sữa thật ngon!

3.1. Nhiệt độ nước khi pha sữa

Để vị sữa ngon và giữ được thành phần dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý nhiệt độ nước để pha sữa cho trẻ. Với mỗi loại sữa, nhà sản xuất luôn có hướng dẫn cụ thể nên pha với dung tích như thế nào và nhiệt độ nước bao nhiêu là phù hợp. Có nhiều loại sữa chỉ có thể hoà tan hết với nhiệt độ trên 70 độ C nhưng cũng có nhiều loại sữa chỉ có thể giữ được các dưỡng chất và vitamin khi được pha ở nhiệt độ 50 độ C.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nếu pha sữa bột bằng nước quá nóng (nhiệt độ từ 60-80 độ C) thì một số thành phần dinh dưỡng trong sữa bị biến chất. Thành phần dinh dưỡng của sữa bột chủ yếu là tinh bột lúa mì, mỡ, protein, đường nho… nếu pha sữa bằng nước sôi ở nhiệt độ cao các thành phần dinh dưỡng của sữa dễ bị phân giải, trẻ sẽ khó hấp thụ được dinh dưỡng toàn diện ở trong sữa.

3.2. Gợi ý các bước pha sữa chuẩn

nhat ky bim sua sua cong thuc de ngoai duoc bao lau
 Những điều mẹ cần lưu ý khi pha sữa công thức cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Việc pha sữa vào cốc và cho bé ăn bằng thìa cũng được thực hiện tương tự như cách pha sữa bằng bình dưới đây:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa cho bé. Tiệt trùng bình sữa và núm vú
  • Đun sôi nước, để nước ấm khoảng 40 – 50ºC và rót lượng nước cần dùng vào bình
  • Múc sữa bột trong hộp bằng thìa có sẵn. Số thìa tính bằng thìa gạt.
  • Cho sữa vào bình đã có nước theo đúng lượng nhà sản xuất đã hướng dẫn.
  • Lắc đều cho sữa tan hết, cho phần núm vú cao su vào, xoáy chặt.
  • Kiểm tra nhiệt đột sữa bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay để không lây bệnh cho bé mà vẫn biết nhiệt độ sữa đã thích hợp hay chưa.

4. Nhu cầu dùng sữa công thức cho trẻ sơ sinh

nhat ky bim sua sua cong thuc de ngoai duoc bao lau
Tùy vào độ tuổi, trẻ sẽ cần 1 lượng sữa nhất định trong ngày - Ảnh minh họa: Internet

- Từ khi sinh đến 1 tháng: 60 ml/lần, 8 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 480 ml/ngày;

- Từ 1 tháng đến 2 tháng: 90 ml/lần, 7 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 630 ml/ngày;

- Từ 2 tháng đến 4 tháng: 120 ml/lần, 6 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 720 ml/ngày;

- Từ 4 tháng đến 6 tháng: 150ml/lần, 6 – 8 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 900 ml/ngày.

5. Cách bảo quản sữa công thức đã pha

Sau đây là một số cách giúp các mẹ bảo quản sữa công thức đã pha:

  • Sữa công thức để được mấy tiếng? Để tránh nhiễm khuẩn, bảo quản sữa trong tủ lạnh ngay sau khi pha sữa, vì vi khuẩn có thể phát triển chậm hơn khi sữa được bảo quản trong tủ lạnh đồng thời bảo quản được lâu hơn, tối đa 24 giờ;
  • Sữa trẻ đã bú còn lại thì không nên cho trẻ dùng nữa;
  • Không nên cho trẻ dùng sữa để ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ hoặc lâu hơn;
nhat ky bim sua sua cong thuc de ngoai duoc bao lau
Không được để sữa công thức bên ngoài nhiệt độ phòng quá 1 tiếng - Ảnh minh họa: Internet
  • Sữa được bảo quản trong tủ lạnh hơn 24 giờ thì không nên cho trẻ bú;
  • Trước khi cho trẻ bú, cần kiểm tra xem sữa được bảo quản trong tủ lạnh còn dùng được hay không, dù thời gian bảo quản chưa đến 24 giờ;
  • Nếu mẹ và bé phải đi ra ngoài trong một vài tiếng, mẹ có thể mang theo bình ủ sữa hoặc bỏ bình sữa trong túi giữ lạnh và cho bé dùng trong 4 tiếng đồng hồ;
  • Sữa để trong tủ lạnh, không cần làm nóng, chỉ cần bỏ ra ngoài khoảng 1 tiếng hoặc làm ấm bằng cách để vào trong bình nước nóng. Không dùng lò vi sóng hâm sữa.
  • Dưới 25 độ C là nhiệt độ thích hợp để bảo quản hộp sữa;
  • Sữa tốt nhất nên sử dụng hết trong vòng 1 tháng;

Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa, sử dụng muỗng sạch để múc sữa;
  • Đậy nắp kín sau khi sử dụng sữa, không để sữa đã mở trong tủ lạnh khiến tránh sữa bên trong bị ẩm;
  • Không tự ý thay đổi công thức pha sữa, bằng cách pha loãng đi hoặc pha đậm hơn;
  • Không tự ý cho thêm các thành phần khác vào sữa khi chưa có chỉ định của bác sĩ;
nhat ky bim sua sua cong thuc de ngoai duoc bao lau
Sau khi lấy sữa, nên nhớ đậy nắp thật kỹ tránh môi trường ẩm ướt - Ảnh minh họa: Internet
  • Cần chú ý cách bảo quản sữa sau khi đã mở nắp, để ở nơi mát, khô ráo, tránh ẩm ướt, không có ánh nắng trực tiếp hoặc nguồn nhiệt như bếp ga
  • Khi sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn có ghi trên vỏ hộp;
  • Tuân thủ theo đúng tỉ lệ pha của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng.

Sữa công thức nếu không được bảo quản đúng cách sẽ gây ra một số bệnh lý về đường tiêu hóa cho bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn non nớt, rất dễ bị vi khuẩn, vi-rút tấn công. Trong trường hợp mẹ thấy bé có những biểu hiện bất thường về tiêu hóa cần đưa bé đến cơ sở y tế uy tín khám và điều trị sớm.

>>> Xem thêm:

- Cách bảo quản sữa công thức đã pha: Những điều các mẹ cần biết

Mong rằng bài viết trên có thể giúp bạn trả lời cho thắc mắc: sữa công thức để ngoài được bao lâu. Trẻ sơ sinh có đường tiêu hóa vô cùng nhạy cảm, vì thế hãy thận trọng trước khi em bé bất kỳ loại sữa nào nhé!

2 lần bắt quả tang vợ ngoại tình và pha dạy dỗ "đi vào lòng người" của anh chồng dậy sóng MXH: "Bày đặt ngoại tình mà để bắt 2 lần y chang nhau"

Sau khi bắt quả tang vợ ngoại tình trong phòng trọ, anh chồng tỏ ra khá bình tĩnh vừa quay clip vừa nói, "Đã ngoại tình thì ngoại tình cho tới, đừng cho người ta biết đỡ cay, ngoại tình không để ai biết, vậy mới đỉnh. Sao lần 1 không biết rút kinh nghiệm đi, xong lần 2 mình thông minh hơn... lần này còn thua lần 1".

TIN MỚI NHẤT