Làm thế nào để giảm khó chịu vì triệu chứng phù chân ở mẹ bầu?

Mẹ bầu 15/07/2022 06:08

Phù chân khi mang thai là hiện tượng phổ biến gần như xuất hiện ở mỗi bà bầu. Nó không những gây đau khó chịu mà còn làm trở ngại việc đi lại, sinh hoạt thậm chí ảnh hưởng cả giấc ngủ của mẹ.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân

Sưng phù khi mang thai còn gọi là chứng phù nề, đặc biệt biểu hiện rõ rệt ở hai chân, chủ yếu do lượng chất lỏng lưu thông trong cơ thể bạn tăng lên trong thai kỳ. Nhiều mẹ bầu còn bị sưng phù ở bàn tay, cánh tay, mặt…

Thai nhi càng phát triển, tổng lượng máu trong cơ thể mẹ càng tăng và có xu hướng chứa nhiều chất lỏng hơn. Phần nước này khó nằm hoàn toàn trong mạch máu nên rò rỉ ra các mô xung quanh, dẫn đến tình trạng sưng tấy.

Làm thế nào để giảm phù?

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu natri

Một cách dễ dàng để giảm tình trạng chân sưng phù khi bầu bí là cắt giảm lượng natri (cụ thể là muối) trong chế độ ăn. Bởi lẽ, việc ăn mặn quá mức sẽ làm cơ thể tích nước nhiều khiến tình trạng sưng phù chân diễn tiến xấu hơn. Bữa ăn quá nhiều muối cũng không tốt cho thận, việc thu nạp nhiều nước cũng dẫn đến tuần hoàn máu tăng buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu.

Làm thế nào để giảm khó chịu vì triệu chứng phù chân ở mẹ bầu? - Ảnh 1
 Ảnh minh họa

Ở những bà bầu bị phù chân thường hay có hiện tượng thiếu kali và thừa natri. Vì thế, để đảm bảo cân đối lượng dịch lỏng cho cơ thể, mẹ bầu nên bổ sung thêm kali. Bên cạnh việc dùng một số loại viên uống vitamin trong thai kỳ, bạn có thể nạp thêm kali thông qua chế độ ăn hằng ngày.

Hạn chế tiêu thụ cà phê

Một cách giảm phù chân khi mang thai khác là mẹ bầu nên hạn chế các loại đồ uống có caffeine. Thỉnh thoảng, bạn vẫn có thể dùng trà hay cà phê để tăng thêm sự táo nhưng việc tiêu thụ vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cả mẹ lẫn bé.

Uống nhiều nước

Nghe có vẻ lạ nhưng thực chất đây lại là cách giảm phù chân khi mang thai rất có hiệu quả. Các chuyên gia lý giải rằng việc uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp thanh thải độc tố, loại bỏ bớt muối và dịch thừa ra khỏi cơ thể. Trái lại nếu uống ít nước, não sẽ gửi tín hiệu đến thận rằng cơ thể đang cần giữ nước làm tình trạng sưng phù thêm nặng hơn.

Nằm nghiêng khi ngủ và kê cao chân

Những lúc ngủ hoặc chợp mắt vào giấc trưa, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái. Tư thế ngủ tốt cho bà bầu này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm giảm sưng phù chân hiệu quả. Lý do vì việc nằm nghiêng một bên như vậy sẽ giảm áp lực tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch này có chức năng bơm máu từ các chi dưới về tim).

Làm thế nào để giảm khó chịu vì triệu chứng phù chân ở mẹ bầu? - Ảnh 2
 Ảnh minh họa

Chọn giày dép phù hợp

Mang thai là giai đoạn bạn phải nói lời tạm biệt những đôi cao gót kiêu kỳ để “kết thân” những chiếc giày đế bằng giản đơn. Loại giày này không chỉ hữu ích trong việc cải thiện tình trạng phù chân khi mang thai mà còn giúp bạn phòng tránh được các vấn đề xảy ra ở lưng và hông khi trọng lượng cơ thể thay đổi vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Đi bộ

Nhiều mẹ thắc mắc bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không? Thực chất, đi bộ là hoạt động mang đến lợi ích cho mẹ bầu trong hầu hết trường hợp. Trong suốt thời gian mang thai, bạn nên dành thời gian ít nhất từ 5–10 phút mỗi ngày để đi bộ. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe, tốt cho quá trình lưu thông máu và hỗ trợ giảm sưng phù chân hiệu quả.Massage là cách giảm phù chân khi mang thai hiệu quả

Massage chân

Đây là cách giảm phù chân khi mang thai hữu hiệu giúp thư giãn các cơ và cải thiện tuần hoàn. Theo đó, việc massage giúp loại bỏ bớt lượng dịch thừa ra khỏi chân, từ đó giúp giảm sưng chân.

Chúc các mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh.

Top 3 loại thực phẩm rất tốt cho bà bầu để thai nhi phát triển tốt và giảm ốm nghén hiệu quả

3 loại thực phẩm dưới đây phụ nữ nên ăn khi mang thai để em bé phát triển tốt và mẹ bầu giảm ốm nghén.

TIN MỚI NHẤT