Hết sản dịch lại ra máu tươi, liệu có nguy hiểm chết người?

Mẹ bầu 21/12/2019 11:44

Hết sản dịch lại ra máu tươi là hiện tượng làm nhiều mẹ sau sinh lo lắng. Liệu đây có phải dấu hiệu bất thường? Hãy cùng tìm hiểu để biết cách bảo vệ mình tốt hơn, mẹ nhé!

Trong quá trình hồi phục, mẹ sau sinh nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Với những mẹ lần đầu sinh con, chưa có kinh nghiệm khi gặp bất cứ vấn đề nào về việc ra máu sau sinh, hoặc sản dịch đều rất lo lắng. Đặc biệt, hết sản dịch lại ra máu tươi là tình trạng làm rất nhiều mẹ đứng ngồi không yên. Tình trạng này có phải dấu hiệu đáng lo hay chỉ là một phần rất bình thường trong quá trình phục hồi của cơ thể?

het san dich lai ra mau tuoi lieu co nguy hiem chet nguoi 1
Hiện tượng hết sản dịch lại ra máu tươi sau khi sinh - Ảnh minh họa: Internet

1. Sản dịch là gì?

Sau sinh, các mẹ đang trong quá trình hồi phục nếu không được chăm sóc có thể gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ. Đặc biệt, với các mẹ mới sinh con lần đầu, mọi thứ đều bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm. Sản dịch là khi tử cung hồi phục sau sinh trở lại trạng thái như khi chưa mang bầu đẩy ra các lớp niêm mạc bị bong ra, máu và chất nhầy qua cổng cổ tử cung.

Bình thường, sản dịch thoát ra ngoài cần thời gian từ 2-4 tuần tuỳ vào cơ địa của từng người và các mẹ sinh thường hay sinh mổ, thời gian sản dịch hết nhanh hay chậm khác nhau. Màu sắc sản dịch từ ngày đầu đến ngày thứ 4 có màu đỏ sậm, dịch nhầy lẫn với các cục máu nhỏ, màng niêm mạc bong ra lợn cợn. Từ ngày thứ 4 - ngày 10 sau sinh, sản dịch có màu hồng nhạt, ít cục máu đông là lỏng hơn so với trước đó. Từ ngày 10 - ngày 15 sau sinh, sản dịch chuyển thành màu vàng do các tế bào bạch cầu và lớp niêm mạc tử cung tống ra ngoài. Từ ngày 15 - ngày 28 sau sinh, sản dịch chuyển dần thành màu trắng như bình thường.

het san dich lai ra mau tuoi lieu co nguy hiem chet nguoi 2
Sản dịch sau sinh khiến nhiều mẹ lo lắng - Ảnh minh họa: Internet

2. Sản dịch sau sinh thường kéo dài bao lâu?

Ngay sau khi sinh con, dù là sinh thường hay sinh mổ, sẽ xuất hiện sản dịch. Màu của sản dịch sẽ thay đổi từ màu đỏ tươi sang màu đỏ nâu kéo dài trong 1 tuần, sau đó sản dịch sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu trắng vào khoảng 10 ngày sau bởi khi đó thành phần chủ yếu trong sản dịch là các tế bào bạch cầu và tế bào niêm mạc tử cung.

  • Tình trạng sản dịch sau sinh thường kéo dài từ 2 - 4 tuần. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa từng người.
  • Sản dịch sau sinh mổ thường ít hơn so với sinh thường.
  • 3 ngày đầu sau sinh, sản dịch gồm máu loãng và máu cục nhỏ có màu sẫm.
  • 4-8 ngày sau sinh, sản dịch sẽ trở nên loãng hơn, trong máu có lẫn ít chất nhầy nên màu máu sẽ nhạt hơn.
het san dich lai ra mau tuoi lieu co nguy hiem chet nguoi 3
Sản dịch là dấu hiệu bình thường, tuy nhiên nếu kéo dài đi kèm những dấu hiệu bất thường thì nên cẩn thận - Ảnh minh họa: Internet
  • 9 ngày sau sinh thì sản dịch không có màu, chỉ là dịch trong hoặc màu trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử.
  • Sản phụ sinh con so hoặc cho con bú thì sản dịch sẽ nhanh hết hơn do việc co hồi của tử cung nhanh hơn.
  • Vài tuần đầu sau sinh, sản dịch màu đỏ tươi sẽ giảm dần khi dòng chảy dần dần ít đi. Nếu sản phụ hoạt động quá nhiều hoặc quá sớm, làm việc quá sức, sản dịch có thể sẽ lại xuất hiện.

3. Sản dịch sau sinh như thế nào bình thường?

Dù bạn sinh thường hay sinh mổ, việc ra sản dịch sau sinh là điều không thể tránh. Sản dịch là dịch chảy ra từ âm đạo, bao gồm máu, mô bóc tách từ niêm mạc tử cung và vi khuẩn.

Trung bình, sản dịch sau sinh sẽ kéo dài 2-4 tuần, tùy theo cơ địa mỗi người. Chỉ một số ít phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng ra máu kéo dài 6 tuần. Miễn không xuất hiện các triệu chứng sốt, đau bụng, đau tử cung, bạn không cần quá lo. Trong trường hợp sản dịch sau sinh kéo dài hơn 6 tuần, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra.

Sản dịch trong những ngày đầu sau sinh thường có màu đỏ sậm hoặc đỏ tươi như máu trong chu kỳ kinh nguyệt, với thành phần chủ yếu là huyết dịch, máu cục nhỏ và màng bóng hoạt tử. Đến khoảng ngày thứ 4 sau sinh, sản dịch sẽ loãng hơn và có màu hồng nhạt. Đến khoảng ngày thứ 10, nếu không có gì bất thường xảy ra, sản dịch chỉ còn là một lượng nhỏ dịch tiết có màu hơi vàng với thành phần chủ yếu là tế bào bạch cầu và niêm mạc tử cung. Trong 2 tuần tiếp theo, sản dịch sẽ chuyển từ màu vàng sang trắng. Đó là những dấu hiệu gần hết sản dịch.

*Lưu ý: Thời gian xuất hiện 3 loại sản dịch chỉ mang tính tương đối, có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Vì vậy, bạn không cần quá lo nếu thời gian xuất hiện sản dịch vàng ngắn hơn, hoặc dài hơn bình thường.

4. Hết sản dịch lại ra máu tươi – Khi nào cần lo?

Sau đây là một vài dấu hiệu bất thường của sản dịch sau sinh:

  • Phụ nữ sau sinh sản dịch có mùi hôi
  • Sản dịch bình thường sẽ không có mủ nhưng khi chảy qua âm đạo, sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể sẽ bị các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, trực khuẩn, liên cầu...Khi đó, sản dịch sẽ có mùi tanh và độ pH kiềm. Sản dịch sẽ có mùi hôi khi bị nhiễm khuẩn.
  • Sản dịch có màu đỏ tươi và nhiều như tuần đầu tiên sau sinh
  • Sản dịch kéo dài hoặc hết màu đỏ sẫm lại ra máu cần theo dõi sót rau sau khi sinh
  • Chảy máu nhiều hơn
  • Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, máu vẫn chảy nhiều hơn và màu đỏ tươi sau 4 ngày sinh
  • Xuất hiện nhiều cục máu
  • Khi ấn vào đáy tử cung, sản dịch có màu đen kèm theo mùi hôi
  • Khi ấn vào bụng thấy có cục ở trong và bụng cứng
het san dich lai ra mau tuoi lieu co nguy hiem chet nguoi 4
Phụ nữ sau sinh sản dịch có mùi hôi đi kèm đau bụng là những dấu hiệu đáng lo - Ảnh minh họa: Internet
  • Nhịp tim không đều
  • Bị sốt nhẹ hoặc cảm thấy ớn lạnh
  • Phụ nữ sẽ cảm thấy chóng mặt, người mệt mỏi

6 tuần sau sinh, tình trạng chảy máu âm đạo trở lại, nếu không quá nhiều và không kèm các triệu chứng gì khác thì có thể là ra kinh non. Tuy nhiên, cần đi kiểm tra để xác định không có gì bất thường xảy ra.

Xuất hiện những đốm máu đỏ tươi sau khi sản dịch đã nhạt đi có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hoạt động quá mức, và bạn cần thêm thời gian phục hồi. Bạn không cần quá lo, chỉ cần cố gắng thư giãn, nghỉ ngơi thêm. Tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm, thậm chí lượng máu ra ngày càng nhiều hơn, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

>>> Xem thêm:

- Sản dịch có mùi hôi có phải là biểu hiện bất thường không?

- Phụ nữ sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?

Kinh non sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hết sản dịch lại ra máu tươi. Ngay sau khi sản dịch kết thúc, những mẹ không cho con bú hoàn toàn có thể bị ra máu đỏ tươi. Hiện tượng sản dịch sau sinh 12 ngày lại ra máu tươi hay còn gọi là kinh non sau sinh có thể xảy ra với 25% phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tuần đầu, do niêm mạc tử cung phục hồi và bong tróc. Đây là hiện tượng bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.

Những trường hợp bình thường, kinh non chỉ xuất hiện nửa ngày hoặc 1 ngày nhưng rất ít. Kinh non có thể kéo dài 3-5 ngày. Nếu tình trạng ra máu đỏ tươi kéo dài trên 8 ngày, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.

het san dich lai ra mau tuoi lieu co nguy hiem chet nguoi 5
Kinh non cũng dẫn đến tình trạng hết sản dịch lại ra máu tươi - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng nên lưu ý một số trường hợp nhận biết sản dịch bất thường:

  • Sản dịch có mùi hôi, đi kèm với triệu chứng đau bụng, sốt có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tử cung, các phần phụ như ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc nhiễm trùng âm đạo.
  • Ra máu nhiều bất thường, máu càng đỏ đậm và có xuất hiện cục máu. Đây có thể là dấu hiệu băng huyết, cần được cấp cứu ngay.
  • Sản dịch hết nhanh nhưng lại có cảm giác đau, trướng bụng có thể do tử cung có vấn đề. 

5. Lưu ý trong thời gian ra sản dịch

  • Không sử dụng tampon quá sớm: Không nên sử dụng trong 6 tuần đầu tiên vì có thể sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào tử cung. Phương án tốt nhất vẫn là sử dụng băng vệ sinh.
het san dich lai ra mau tuoi lieu co nguy hiem chet nguoi 6
Nên sử dụng băng vệ sinh truyền thống trong khi có sản dịch - Ảnh minh họa: Internet
  • Luôn giữ vệ sinh tuyệt đối: Mỗi ngày nên tắm rửa và làm sạch cơ thể. Thường xuyên thay băng vệ sinh mỗi giờ.
  • Nên lựa chọn quần áo rộng rãi, nếu những vết sản dịch không được giặt sạch thì nên bỏ đi, không nên dùng lại.
  • Cần để ý tới các dấu hiệu bất thường như chảy máu, đau bụng hoặc sốt...các dấu hiệu này đều là những biến chứng nguy hiểm. Cần đến ngày các cơ sở khám chữa bệnh để kiểm tra.
  • Khi thấy dấu hiệu chậm hết dịch và bị sốt, cần nghĩ ngay đến hiện tượng bế sản dịch.

Cần theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách, tránh những ảnh hưởng sau sinh để bảo vệ sức khỏe.

Không phải tất cả trường hợp hết sản dịch lại ra máu tươi đều cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến những dấu hiệu đi kèm cũng như biểu hiện của cơ thể. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Thực hư việc 3 tháng đầu có được ăn trứng vịt lộn?

Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn trứng vịt lộn không? "Ăn trứng vịt lộn khi mang thai sinh con nhiều tóc" hay "ăn trứng vịt lộn khi mang thai bé sinh ra dễ bị hen" là những lời "đồn thổi" xung quanh chuyện bà bầu ăn trứng vịt lộn. Vậy thực hư thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

TIN MỚI NHẤT