Những kiêng kỵ trong ngày Tết Thanh Minh cần chú ý, để mọi việc được hanh thông, may mắn

Lễ tết 03/04/2023 07:25

Vào dịp Tết Thanh Minh, mọi người cần ghi nhớ những điều kiêng kỵ sau để mọi việc luôn hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Tết Thanh Minh là gì?

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí của năm. Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày.

Người xưa chọn ngày đầu của tiết Thanh minh để làm Tết Thanh Minh. Vào dịp này, mọi người thường tiến hành tảo mộ, sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên, dòng tộc cho sạch sẽ. Tuy không phải là một dịp Tết lớn nhưng Tết Thanh minh lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, gắn liền với phong tục truyền thống của người dân Việt Nam.

Vì sao phải tảo mộ Tết Thanh minh?

Tết Thanh minh là khoảng thời gian thời tiết ôn hòa, sáng sủa, không khí mát mẻ dễ chịu, vạn vật sinh sôi, tươi tốt. Đây cũng là thời điểm thích hợp để tưởng nhớ tổ tiên và người thân đã mất bằng việc sửa sang lại mộ phần.

Thường trước Tết Thanh minh một ngày, các gia đình đã chuẩn bị cho việc cúng mộ với nhang, đèn, bánh trái, hoa... và các đồ mặn. Trong ngày Thanh minh, mọi người mang theo xẻng, cuốc ra nghĩa trang để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy bỏ cỏ dại và những cây bụi mọc trùm lên mộ, tránh việc rắn, chuột đào hang, làm tổ hay thu hút trâu bò đến phá, quấy rối hay xâm phạm tới linh hồn người đã khuất.

 

Những kiêng kỵ trong ngày Tết Thanh Minh cần chú ý, để mọi việc được hanh thông, may mắn - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

 

Thế nên, ngoài những lễ vật và việc làm cần chuẩn bị, mọi người cũng nên chú ý tới những điều kiêng kỵ vào dịp Tết Thanh minh để mọi việc luôn hanh thông, gặp nhiều may mắn.

 

1. Phụ nữ có thai không đi thăm mộ

Những kiêng kỵ trong ngày Tết Thanh Minh cần chú ý, để mọi việc được hanh thông, may mắn - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

 

Con gái đang trong thời kỳ có kinh nguyệt cũng như phụ nữ mang thai không nên tảo mộ trong ngày Tết Thanh Minh, bởi lúc này sức đề kháng của họ đang yếu, rất dễ bị nhiễm lạnh, khí hàn từ khu vực mộ phần, chính vì thế việc thăm mộ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ và cả thai nhi.

2. Sức khỏe không tốt đi tảo mộ cần cẩn thận

Nếu bình thường bạn là người yếu bóng vía hay có sức khỏe, khí trường yếu, sau khi tảo mộ và về nhà thì bạn nên bước qua chậu lửa hay rắc nước lá bưởi lên người để loại bỏ hết những năng lượng xấu, tránh tình trạng bị nhiễm lạnh, sốt và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình.

3. Không đùa giỡn và thảo luận

Những kiêng kỵ trong ngày Tết Thanh Minh cần chú ý, để mọi việc được hanh thông, may mắn - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

 

Tảo mộ là một việc vô cùng nghiêm túc và trang nghiêm, đứng trước bia mộ của tổ tiên, lời nói và việc làm phải hết sức thận trọng, cố gắng nói nhỏ giọng, giọng điệu phải bình tĩnh, không nên lớn tiếng, ồn ào hoặc.

Có người lúc đầu còn rất nghiêm trang, nhưng sau khi quét dọn mộ xong lại bắt đầu nói to mà không để ý đến lễ nghĩa, đó cũng là điều không thể chấp nhận được.

Nghĩa trang là nơi tổ tiên an nghỉ, cho dù là cúng bái xong, chỉ cần không rời khỏi nghĩa trang, cũng không được ầm ĩ.

4. Không giẫm lên mồ mả của người khác

Ở các vùng nông thôn, một số bia mộ cũ sẽ được đặt gần nhau và các ngôi mộ thường được sắp xếp theo thâm niên của gia đình. Đôi khi không có ranh giới rõ ràng giữa các bia mộ.

Sau một thời gian dài, những ngôi mộ của gia đình mình sẽ rất gần với những ngôi mộ của những gia đình khác. Lúc này, bạn phải hết sức cẩn thận khi đi tảo mộ, không được bất cẩn giẫm lên mộ của người khác. Điều này là bất kính với người đã khuất, nếu không cẩn thận sẽ rước xui xẻo vào người và gây ra nhiều rắc rối.

5. Không chụp ảnh ở khu vực mộ phần

Những kiêng kỵ trong ngày Tết Thanh Minh cần chú ý, để mọi việc được hanh thông, may mắn - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

 

Một trong các ý nghĩa chính của ngày lễ tảo mộ này đó là sự nhớ ơn và mời tổ tiên về ăn Tết, tụ tập với gia đình. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không được dàn hàng ngang trước mộ và chụp ảnh tập thể vì như vậy có thể khiến người đã khuất không vui, từ đó mang lại những điều xui rủi.

Tuy nhiên, các hoạt động trong buổi tế lễ vẫn có thể được chụp hình lại một cách tự nhiên mà sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của gia đình bạn cả.

6. Không gọi tên nhau khi cúng mộ

Trong lúc tiến hành lễ cúng mộ, bạn cần lưu ý phải giữ thái độ nghiêm trang và đặc biệt là không được kêu tên nhau, vì việc này sẽ không thể hiện được sự thành kính với người qua đời, đồng thời có thể mang lại những điều xui rủi, không may cho gia đình của bạn.

7. Quả lê, quả đào không được xuất hiện trong mâm quả cúng

Từ đồng âm của lê là “li”, có nghĩa là tách biệt và chia tay, vì vậy mọi người sẽ không ăn lê riêng trong cuộc sống hàng ngày. Khi quét mộ vào lễ Thanh Minh, lê không được xuất hiện trên bàn thờ. Đối với những người thân đã khuất, chúng ta thiên về cảm giác nhớ thương hơn là ý nghĩa của sự chia ly.

Còn có một loại trái cây không thể xuất hiện trong mâm cúng là quả đào. Quả đào nói chung gắn liền với sự trường thọ, dù là sinh nhật của người già hay các dịp vui khác, chúng ta vẫn thường thấy “đào trường thọ”. Nhưng thờ những người thân đã khuất, loại quả tượng trưng cho sự trường thọ này lại không phù hợp.

8. Chú ý đến việc đốt vàng mã

Những kiêng kỵ trong ngày Tết Thanh Minh cần chú ý, để mọi việc được hanh thông, may mắn - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet

 

Trong quá khứ, vàng mã được đốt cho tổ tiên và người thân đã khuất trong quá trình quét mộ. Tuy nhiên, một số gia đình không thể đốt vàng mã cúng tổ tiên vì nhiều lý do khác nhau. Trong dân gian cho rằng “linh hồn” của tổ tiên những gia đình đó do không nhận được vàng mã do người thân đốt cháy nên không có tiền để chi tiêu do đó trở thành “cô hồn”. Vì vậy, khi đi tảo mộ, trước tiên chúng ta phải cúng ít tiền giấy cho xung quanh, tức là cúng cho những “vong hồn cô đơn”, để họ không làm phiền tổ tiên, người thân đã khuất.

Ngoài ra, khi đốt tiền vàng mã, người xưa thường đốt từng tờ một, miệng sẽ nhẩm theo. Còn các bạn trẻ đôi khi vì muốn tiện lợi và nhanh chóng mà cùng nhau đốt một xấp tiền giấy dẫn đến đốt tiền giấy không xong, tiền giấy không thể đốt thành tro được. Điều này là rất bất kính với tổ tiên.

9. Cỏ dại phải được loại bỏ

Những kiêng kỵ trong ngày Tết Thanh Minh cần chú ý, để mọi việc được hanh thông, may mắn - Ảnh 6
Ảnh minh họa: Internet

 

Nhổ sạch cỏ dại xung quanh mộ là việc vô cùng quan trọng khi đi tảo mộ. Đối với người sống, ngôi nhà là mặt tiền của một gia đình, còn đối với người đã khuất, bia mộ là mặt tiền. Do không thể chăm sóc bia mộ kịp thời nên xung quanh rất dễ mọc một số cỏ dại, lúc này phải dọn sạch những cỏ dại này. Người xưa quan niệm rằng bia mộ sạch sẽ có thể mang lại may mắn cho thế hệ mai sau, ngược lại dễ mang lại xui xẻo.

10. Không được tùy tiện chọn giờ thăm mộ

Để bảo vệ cho sức khỏe cũng như giúp ngày lễ thêm ý nghĩa hơn, các gia đình cần lưu ý không nên chọn giờ tảo mộ lúc trời chưa sáng hay còn tối nhập nhoạng nhằm tránh những chướng khí, tà ma có thể tác động xấu đến người đi thăm mộ.

Bên cạnh đó, bạn và gia đình nên tảo mộ trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều vì đây là lúc sắc trời quang đãng, dương khí dồi dào, từ đó giúp quá trình thực hiện tế lễ trở nên dễ dàng, thoải mái hơn.

Cúng ông Công ông Táo năm 2023 vào ngày nào, giờ nào đẹp?

Cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt, nhằm ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ cúng quan trọng dịp trước Tết Nguyên Đán.

TIN MỚI NHẤT