Ngày 27/5, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, đang điều trị tích cực cho 2 bệnh nhi ở huyện Như Thanh (Thanh Hóa) bị bỏng nặng do các cháu nghịch xăng ở nhà.
- Thương tâm: Nam sinh lớp 12 tử vong sau lễ tổng kết năm học
- Người phụ nữ bị chồng dùng dao truy sát, hoảng sợ nhảy từ tầng 2 xuống đất
Theo thông tin từ báo Công lý, vào đầu giờ chiều ngày 24/5, khi mọi người đi làm ngoài đồng, cháu D. (SN 2019) và cháu T. A. (SN 2018 ) là 2 anh em họ, chơi ở nhà. Trong lúc hai cháu cầm bật lửa và nửa chai xăng của bố để đốt kiến thì bất ngờ ngọn lửa bùng cháy vào người.
Chị Hà Thị Khuyên (mẹ cháu D.) đang gặt lúa ở ruộng gần nhà, nghe tiếng con khóc liền chạy về.
Tới sân nhà, chị Khuyên hoảng hốt khi thấy người cháu T. A. như ngọn đuốc sống, đã nhanh chóng lấy áo trùm vào người để dập lửa, rồi thất thanh hô hoán mọi người đưa các cháu đi cấp cứu. Cả 2 cháu được sơ cứu tại tuyến huyện, sau đó được chuyển thẳng xuống Bệnh viện Nhi Thanh Hóa để điều trị.

Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, D. được chẩn đoán bỏng độ III với diện tích 15%, chủ yếu vùng mặt, cẳng cánh tay phải. Bệnh nhi được gây mê thay băng và tiếp tục chăm sóc, theo dõi tại khoa Ngoại chấn thương.
Nặng hơn D., T.A. có phần diện tích bỏng lên tới 60% độ III, toàn bộ vùng lưng, bụng, cẳng bàn tay, bẹn, bộ phận sinh dục, mông đùi…
Sau 2 ngày điều trị tại khoa Chấn thương, do tình trạng nặng, sau khi được hội chẩn cháu T. A. đã được chuyển xuống khoa Cấp cứu – HSTC và chống độc, bệnh nhi được đặt catheter, cho thở oxy, truyền máu, theo dõi sát toàn trạng.
Hiện tại cả 2 đều đang được chăm sóc và theo dõi tích cực, tiên lượng thời gian nằm viện rất lâu dài, đặc biệt là đối với trường hợp cháu T. A.
Được biết, gia đình hai cháu thuộc diện khó khăn ở địa phương, phải nằm điều trị lâu dài sẽ là gánh nặng lớn đối với bố mẹ D. và T. A.

Trước đó, theo thông tin từ báo Thanh Niên, ông N.V.T (50 tuổi, ngụ Long An) đổ thêm xăng vào, bất ngờ ngọn lửa bùng lên bắt sang quần áo khiến anh bị bỏng toàn thân.
Bệnh nhân được đưa vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Long An trong tình trạng đau rát nhiều. Qua thăm khám sơ bộ ghi nhận người bệnh bị bỏng cấp độ II-III, với diện tích bỏng khoảng 15%, bao gồm các vùng quan trọng như ngực, bụng, lưng và cánh tay phải. Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành sơ cứu tại chỗ, giảm đau mạnh, dùng kháng sinh, và đặc biệt là áp dụng các biện pháp dự phòng sốc do bỏng.
Ngày 22.9, bác sĩ Nguyễn Bảo Trung (khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Long An) cho biết sau khi sơ cứu, người bệnh được chăm sóc tích cực, tiếp tục sử dụng kháng sinh, giảm đau, thay băng chăm sóc vết bỏng mỗi ngày, bù dịch, theo dõi cân bằng xuất nhập, tính toán lượng nước mất qua vết bỏng. Toàn bộ nhân viên y tế và người nhà ra vào đều tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt, duy trì không gian sạch sẽ nhằm phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh.
Nhờ sự chăm sóc tích cực của các nhân viên y tế, tình trạng vết thương của người bệnh đã hồi phục rất tốt, dự kiến sẽ xuất viện trong vài ngày tới.