Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là một loại thực phẩm quen thuộc của người Việt, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách sẽ mang đến tác dụng ngược không mong muốn.
- Những công dụng tuyệt vời của lá khổ qua rừng với sức khỏe
- Muốn khổ qua không đắng hãy thử ngay 6 cách này, món ăn vừa trọn vị lại giòn ngon mọng nước khiến ai ăn cũng mê
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, thuộc họ bầu bí được ưa chuộng và trồng phổ biến tại Việt Nam. Chúng có hình thoi với hình dáng bên ngoài có nhiều u lồi khi sống có màu xanh và chuyển sang màu vàng đỏ như đào khi chín. Trong các nghiên cứu y học hiện đại, các nhà khoa học nhận thấy rằng khổ qua có chứa rất nhiều sinh tố và khoáng chất tốt cho sức khỏe như protein, lipit, cacbon hydrat, canxi, kali, magie, sắt… còn theo Đông y, mướp đắng vị đắng, lạnh và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Kiểm soát đường huyết: Khổ qua từ lâu được dùng hỗ trợ điều trị tiểu đường nhờ đặc tính dược lý. Bổ sung khổ qua giúp giảm nồng độ fructosamine (chỉ số đường huyết dài hạn) và kích thích sản xuất insulin (hormone điều chỉnh đường huyết).
Hỗ trợ chống ung thư: Nghiên cứu cho thấy khổ qua chứa hợp chất có khả năng chống ung thư. Chiết xuất khổ qua ức chế sự phát triển tế bào ung thư ở nhiều cơ quan (vòm họng, phổi, dạ dày, ruột kết) và ngăn chặn sự tăng sinh, di căn của tế bào ung thư vú, đồng thời thúc đẩy quá trình tự hủy của chúng.
Giảm cholesterol: Cholesterol cao gây mảng bám mỡ trong động mạch, tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Khổ qua giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL (cholesterol xấu) và triglyceride, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Hỗ trợ giảm cân: Khổ qua ít calo, giàu chất xơ, tạo cảm giác no lâu và giảm thèm ăn. Nó cũng hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa, giúp giảm cân an toàn và hiệu quả.

Khổ qua “đại kỵ” với 4 thứ này, chớ dại ăn cùng kẻo hối không kịp
Không kết hợp khổ qua với tôm
Khổ qua tốt cho sức khỏe cùng hàm lượng vitamin C cao, tuy nhiên khổ qua luôn có một vị đắng đặc trưng còn tôm thì lại mang vị ngọt thanh. Vậy liệu rằng vị đắng của khổ qua có thể bị giảm bớt khi nấu chung với tôm hay không?
Khổ qua chứa khá nhiều vitamin C nếu ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm, loại động vật có chứa nhiều hợp chất Asen hóa trị 5 thì Asen hóa trị 5 sẽ nhanh chóng biến thành Asen hóa trị 3 (thạch tín) khi gặp vitamin C. Thạch tín là 1 chất độc, cực nguy hiểm cho sức khỏe người dùng nếu tiêu thụ.
Không kết hợp khổ qua với măng cụt
Ăn 2 loại quả này cùng lúc sẽ làm cơ thể bạn khó chịu, hệ tiêu hóa hoạt động kém. Vì thế, nên ăn 2 loại quả này cách thời gian tầm vài tiếng, để cơ thể tiêu hóa xong loại này thì ăn loại khác vào sẽ tốt cho bạn hơn.
Không ăn khổ qua với sườn heo chiên
Khổ qua và sườn heo chiên khi tiêu thụ vào cơ thể dễ tạo ra chất Canxi Oxalate, chất này ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn. Do đó, đừng ăn chung khổ qua với sườn heo chiên cùng lúc dù cho chúng được chế biến thành 2 món ăn riêng biệt hay nấu chung.

Không uống trà xanh sau khi ăn khổ qua
Không uống trà xanh sau khi ăn khổ quaĂn món có chứa khổ qua, bạn nên đợi vài tiếng đồng hồ rồi mới uống nước trà, không nên uống nước trà xanh ngay sau khi ăn khổ qua, dạ dày của bạn sẽ bị tổn hại đấy.
Đừng nhầm lẫn với trà khổ qua nhé, vì trà khổ qua làm hoàn toàn từ khổ qua sấy khô chứ không phải từ lá trà xanh.