5 món ăn vị giác "mê mẩn" nhưng ăn nhiều lại “rước” ung thư, tiểu đường vào người

Dinh dưỡng 20/08/2023 00:00

Một số món ăn được nhiều người ưa thích nhưng cũng có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, tăng nguy cơ mắc tiểu đường, ung thư nếu ăn quá nhiều.

Chuyên gia dinh dưỡng Robin Foroutan tại New York, Mỹ cho biết tình trạng viêm mạn tính có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu không được kiểm soát kịp thời, viêm mạn tính có thể gây ra mệt mỏi, khó ngủ, làm hỏng các mô và tế bào, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, bệnh tự miễn dịch và thậm chí là ung thư.

Để giảm mức độ viêm nhiễm của cơ thể, chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những yếu tố không thể thiếu. Chuyên gia dinh dưỡng Ginger Hultin, Mỹ giải thích: “Tình trạng viêm mạn tính xuất phát một phần từ việc tiêu thụ quá nhiều một số loại thực phẩm không lành mạnh trong thời gian dài”.

Chuyên gia Ginger bổ sung: “Mọi người không cần thiết phải kiêng hoàn toàn các thực phẩm bị đánh giá là không lành mạnh vì ăn một thanh kẹo không thể khiến cơ thể bị viêm nhưng lạm dụng các loại thực phẩm này lại là câu chuyện khác”.

Một số loại thực phẩm hiện nay đang được rất nhiều ngừa ưa thích, ngon mắt, ngon miệng nhưng thường xuyên ăn lại có thể khiến quá trình viêm nhiễm diễn ra nhanh chóng, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

5 món ăn "nịnh miệng" nhưng gây viêm nếu ăn quá nhiều

1. Thịt nướng

Các món thịt nướng được tẩm ướp vừa vặn thường được coi là “mỹ vị”. Tuy nhiên, các vết cháy xém trên miếng thịt lại là dấu hiệu cho thấy thực phẩm của bạn có chứa các amin dị vòng (HCA), các hợp chất này khiến chất béo và protein bị oxy hóa, gây ra stress oxy hóa và tổn thương tế bào.

Thông thường, bất kỳ loại protein động vật nào được nấu ở nhiệt độ cao đều có nguy cơ tạo ra HCAs, nhưng thịt đỏ là loại thực phẩm có nguy cơ cao nhất. Thậm chí, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại thịt đỏ vào nhóm có nguy cơ gây ung thư cho con người nếu ăn quá nhiều.

Ngoài ra, thịt nướng bằng than cũng thường chứa hydrocarbon thơm đa vòng (PAH). PAHs được hình thành khi chất béo và nước thịt chảy xuống than và tạo ra khói bám trên bề mặt thực phẩm. PAHs cũng được tìm thấy trong khói thuốc lá và khói xe hơi.

Do đó, thường xuyên ăn quá nhiều thịt nướng có thể gây viêm nhiễm cho cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

 5 món ăn vị giác 'mê mẩn' nhưng ăn nhiều lại “rước” ung thư, tiểu đường vào người - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

2. Thịt chế biến sẵn

Xúc xích, thịt xông khói,... là những loại thực phẩm chế biến sẵn quen thuộc với chúng ta. Các loại thịt chế biến thường chứa lượng chất béo bão hòa và lượng natri nitrit cao. Chất béo bão hòa làm cho các mô mỡ trong cơ thể bạn dễ bị viêm hơn. Bên cạnh đó hàm lượng natri nitrit cao trong loại thực phẩm này cũng có thể chuyển hóa thành nitrosamine và làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Thêm vào đó, các loại thịt chế biến sẵn cũng chứa các sản phẩm cuối glycation tiên tiến (AGEs), đặc biệt là khi chúng được nấu ở nhiệt độ cao. AGEs gây ra quá trình stress oxy hóa và viêm nhiễm, đồng thời có thể đẩy nhanh sự phát triển của một số vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác như thoái hóa điểm vàng và bệnh Alzheimer.

Ngoài ra, một nghiên cứu lớn được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế cũng đã kết luận rằng ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

 5 món ăn vị giác 'mê mẩn' nhưng ăn nhiều lại “rước” ung thư, tiểu đường vào người - Ảnh 2

Ảnh minh họa.

3. Thực phẩm chiên rán

Thực phẩm chiên rán chứa nhiều chất béo chuyển hóa có thể gây viêm, có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu và tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.

Thêm nữa, do đồ chiên rán thường được nấu ở nhiệt độ cao, có thể làm tăng sản xuất các hợp chất có hại cho cơ thể như sản phẩm glycat hóa bền vững (advanced glycation end products) có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm mạn tính.

4. Thức ăn và đồ uống có đường

Chuyên gia Hultin cho biết, đường không phải lúc nào cũng gây viêm nhiễm, nhưng tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung chắc chắn có thể làm tăng tình trạng viêm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người nhận được 20% lượng calo hàng ngày từ đồ uống có đường có hàm lượng protein phản ứng C cao, đây là một dấu hiệu của chứng viêm. Đường bổ sung chứa nhiều calo nhưng lại ít chất dinh dưỡng, việc tiêu thụ quá nhiều đường khiến mọi người dễ bị thừa cân và béo phì. Đây cũng là những yếu tố gây ra tình trạng viêm mạn tính.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 25 gam đường một ngày. Lượng đường này bao gồm đường fructose tự nhiên có trong thực phẩm và đường bổ sung.

 5 món ăn vị giác 'mê mẩn' nhưng ăn nhiều lại “rước” ung thư, tiểu đường vào người - Ảnh 3

Ảnh minh họa.

5. Món ăn giàu carbohydrate tinh chế

Các món ăn giàu carbs tinh chế bao gồm bánh quy, bánh mì,... và các món ăn chứa nhiều carbohydrate tinh chế khác có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt nhanh chóng. Điều này có thể gây ra phản ứng viêm khi cơ thể cố gắng giảm lượng đường trong máu xuống mức bình thường.

Carbs tinh chế được coi là một trong những thủ phạm hàng đầu gây ra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc béo phì, tim mạch và tiểu đường loại 2.

Do đó, để phòng ngừa quá trình viêm nhiễm và bệnh mạn tính, mọi người nên hạn chế tiêu thụ các loại carbs tinh chế mà nên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như quinoa và gạo lứt, bởi các loại ngũ cốc nguyên hạt thường mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, giúp ổn định đường huyết.

Cách làm pate chay đơn giản từ nấm ăn với xôi hoặc bánh mì đều ngon

Mọi người phải dùng nấm hương rừng nhé vì cái vị đặc trưng của nấm này là ngậy và ngọt thanh, rất hợp để làm pate.

TIN MỚI NHẤT