Những người tuyệt đối không nên ăn trứng vịt lộn

Chuyên gia nói gì 24/03/2018 12:44

Trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc của người Việt, vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, trong thành phần của trứng vịt lộn sẽ gây tác dụng xấu đến cơ địa của một số người

Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cho thấy trong một trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng; 13,6g protein; 12,4g lipit; 82mg canxi; 212mg phốtpho; 600mg cholesterol… Ngoài ra, còn có nhiều betacaroten (435µg); vitamin A (875µg), một số ít sắt, gluxit, vitamin B1 và C…

Những người tuyệt đối không nên ăn trứng vịt lộn - Ảnh 1

Theo Đông y, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị như rau răm, gừng tươi là một bài thuốc, dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý… Trong đó trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. 

Tuy nhiên, thành phần dinh đưỡng của trứng vịt lộn không phù hợp với một số người. Những trường hợp sau đây không nên ăn trứng vịt lộn để đảm bảo không dẫn tới các bệnh nguy hiểm.

Những người bị bệnh gout

Dưới góc nhìn y học cổ truyền, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, bồi bổ sức khỏe với hàm lượng vitamin A, B1 cùng rất nhiều các hợp chất khác nữa nên khi ăn thường kết hợp với 1 chút gừng, dăm và muối  để phát huy hết công dụng. Tuy nhiên do chúng quá nhiều protein và cholesterol xấu có hại cho cơ thể, vì thế nếu người bị bệnh gout ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng lượng protein trong máu, điều này thật sự không tốt cho người có bệnh gout.

Người bệnh cao huyết áp

Với những người bị bệnh cao huyết áp thì tuyệt đối nên tránh xa trứng vịt lộn. Bởi khi ăn trứng vịt lộn có nghĩa là bạn đang nạp vào cơ thể một lượng lớn chất đạm và cholesterol. Trong khi đó những chất này là một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng cao huyết áp.

Người bị bệnh mỡ máu 

Lời khuyên cho những người bị bệnh mỡ máu là không nên ăn trứng vịt lộn, bởi trứng vịt lộn sẽ khiến cho bệnh của bạn nặng hơn. Sở dĩ, nói như vậy là vì trứng vịt lộn chứa một lượng đạm lớn, ăn nhiễu sẽ kích thích sự tích tụ mỡ trong máu khiến bệnh của bạn nặng hơn.

Nếu người bị mỡ máu ăn trứng lộn thường xuyên sẽ làm tích lũy cholesterol dẫn đến làm cao mỡ gan, mỡ máu, tăng nguy cơ tim mạch. Vì thế, người khoẻ chỉ nên ăn 2 - 3 quả/tuần. Những người bị mỡ máu nên kiêng hoặc không ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Người mắc bệnh về gan, tỳ vị

Tỳ vị và gan có nhiệm vụ sàng lọc chất độc hại trong cơ thể. Tuy nhiên, khi chúng bị tổn thương lượng đạm từ trứng vịt lộn sẽ khiến chúng phải hoạt động hết công suất, khiến tổn hại lại càng lớn hơn. Bên cạnh đó trứng vịt lộn có tính hàn sẽ khiến người bệnh gan và các bệnh tỳ vị dễ đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là bị đau bụng.

Người bình thương khi ăn trứng vịt lộn cũng cần lưu ý

Đối với trẻ 5 - 12 tuổi chỉ nên ăn 1 - 2 quả trứng vịt lộn/ngày. Với trứng vịt lộn chỉ ăn 1/2 quả/ngày (1/2 quả trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn). Mỗi tuần ăn 1- 2 quả, và cũng chỉ ăn 15 ngày liền/đợt. Nếu ăn thường xuyên sẽ khiến dư thừa lượng vitamin A, dẫn đến tình trạng vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương làm cho trẻ phát triển không toàn diện.

Tương tự, với trẻ từ 12 tuổi và người lớn có thể ăn mỗi ngày từ 5 - 10 quả trứng cút lộn/ngày. Hoặc 1 - 2 quả trứng vịt lộn (ăn 2 – 3 tháng liền).

Trẻ dưới 5 tuổi cũng không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ sình bụng, tiêu chảy… rất có hại cho sức khỏe.

Trứng vịt lộn ăn vào thời điểm này tốt hơn trăm năm uống thuốc bổ, ngàn năm dùng nhân sâm

Trứng vịt lộn ăn vào thời điểm này tốt hơn trăm năm uống thuốc bổ, ngàn năm dùng nhân sâm mà ít ai biết để tận dụng.

TIN MỚI NHẤT