Có thèm đến mấy những nhóm người sau cũng tuyệt đối không được đụng đến 'vua trái cây' - sầu riêng

Chọn thực phẩm 24/06/2023 07:07

Sầu riêng là một loại trái chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

 Quả sầu riêng là gì?

Sầu riêng được biết đến là một loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nổi tiếng với biệt danh là “vua của các loại trái cây”. Mặc dù hương vị của sầu riêng khá nặng và nồng, nhưng nó lại chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hầu hết các loại trái cây khác.

Sầu riêng thường có kích thước lớn, vỏ ngoài cứng và có nhiều gai nhọn bao phủ quanh vỏ. Sầu riêng có nhiều giống khác nhau, phổ biến nhất là Durio zibethinus.

Quả có thể dài tới 30cm và rộng khoảng 15cm, trọng lượng từ 1-3 kg. Phần thịt sầu riêng có màu vàng nhạt hoặc đỏ. Mùi vị của loại quả này có thể mang lại những phản ứng khác nhau ở mỗi người, từ “khó chịu” cho tới “nghiện”.

Sầu riêng được sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng nhiệt đới trên toàn thế giới, nhất là khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Có thèm đến mấy những nhóm người sau cũng tuyệt đối không được đụng đến 'vua trái cây' - sầu riêng - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Sầu riêng có giá trị dinh dưỡng cao

Sầu riêng cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất, có hàm lượng chất béo và calo cao hơn nhiều loại trái cây khác.

Một chén sầu riêng tươi hoặc sầu riêng để đông lạnh xắt nhỏ tương đương 243g cung cấp khoảng 357 calo, 3,6g protein, tương đương hàm lượng protein trong một số loại trái cây nhiệt đới khác như mít, ổi; 66g carbohydrate trong đó có một hàm lượng lớn là chất xơ; 3,1 - 19,97g đường. 

Lượng đường trong sầu riêng xếp hạng chỉ số đường huyết là 49, thấp hơn các loại trái cây nhiệt đới khác như dưa hấu, đu đủ và dứa; cùng13g chất béo nhưng đây là loại chất béo lành mạnh, có thể giúp cải thiện khả năng hấp thụ các vitamin A, D, E và K.

Sầu riêng có nhiều vi chất tốt: sắt, phốt pho, vitamin C và folate, nhiều kali và magiê tốt cho sức khỏe của xương.

Ăn một chén sầu riêng, cơ thể sẽ được cung cấp khoảng 38% lượng vitamin B6; 80% vitamin C; 25% đồng; 61% thiamine; 30% kali; 18% magiê; 39% lượng mangan; 29% riboflavin; 22% folate và 13% niacin một người cần mỗi ngày.

Có thèm đến mấy những nhóm người sau cũng tuyệt đối không được đụng đến 'vua trái cây' - sầu riêng - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của sầu riêng

Điều hòa dạ dày

Trong 100g sầu riêng có khoảng 36g carbohydrate, có thể cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể con người. Bên cạnh đó, sầu riêng còn chứa chất xơ có thể thúc đẩy nhu động ruột, hấp thụ một số chất có hại, đẩy nhanh quá trình thải phân ra ngoài nên có tác dụng làm ẩm đường ruột, giải độc.

Thúc đẩy sự phát triển của xương

Sầu riêng chứa hàm lượng canxi phong phú. Vì vậy mà ăn sầu riêng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của xương và răng.

Thúc đẩy tuần hoàn máu

Do sầu riêng có tác dụng trừ lạnh giữ ấm, giảm đau bụng kinh cho phụ nữ nên có thể thúc đẩy tuần hoàn máu. Những người có thể chất lạnh thường ăn sầu riêng sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng nhiệt độ cơ thể.

Có thèm đến mấy những nhóm người sau cũng tuyệt đối không được đụng đến 'vua trái cây' - sầu riêng - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Tăng cường khả năng miễn dịch

Sầu riêng rất giàu axit amin, chúng có thể tham gia vào quá trình tổng hợp và chuyển hóa axit nucleic và protein nên có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể ở một mức độ nhất định và điều chỉnh cân bằng axit-bazơ trong cơ thể.

Làm đẹp

Sầu riêng có tác dụng làm đẹp và dưỡng da, đó là vì loại quả này chứa nhiều loại axit amin và vitamin, có thể cải thiện độ đàn hồi của da, làm da sáng lên trông thấy, trì hoãn lão hóa da ở một mức độ nhất định.

Phòng ngừa bệnh cao huyết áp

Sầu riêng có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao ở một mức độ nhất định. Người bệnh cao huyết áp nên ăn một ít sầu riêng mỗi ngày. Vì sầu riêng có nhiều canxi và kali, có thể thủy phân protein, có tác dụng điều trị và kiểm soát các triệu chứng của bệnh cao huyết áp.

Có thèm đến mấy những nhóm người sau cũng tuyệt đối không được đụng đến 'vua trái cây' - sầu riêng - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Những ai nên hạn chế ăn sầu riêng?

Sầu riêng là loại quả giàu dinh dưỡng, tuy nhiên cần ăn có liều lượng.

Người thừa cân béo phì cần hạn chế không nên ăn quá nhiều loại quả này. Dù sầu riêng không chứa cholesterol hoặc chất béo không lành mạnh nhưng trái cây này vẫn chứa nhiều calo. 

Một quả sầu riêng nhỏ nặng khoảng 602g có khoảng 885 calo. Điều này tương đương với khoảng 44% trong số 2.000 calo hằng ngày được khuyến nghị cho một người trưởng thành trung bình.

Những người mắc bệnh đái tháo đường không nên ăn nhiều sầu riêng bởi sầu riêng có nhiều đường fructose và glucose. Thừa các loại đường này có thể gây ra các triệu chứng như mờ mắt và buồn nôn.

Theo quan điểm của y học cổ truyền, sầu riêng được coi là thực phẩm có tính "nhiệt", ăn quá nhiều sẽ xảy ra tình trạng nóng trong và xuất hiện triệu chứng như ngộ độc. Vì vậy người có thể trạng nóng, táo bón nặng không nên ăn sầu riêng.

Sầu riêng chứa hàm lượng kali dồi dào, ăn nhiều gây ứ đọng kali trong cơ thể. Vì vậy, người mắc bệnh thận và bệnh tim nên hạn chế ăn sầu riêng vì nếu ăn nhiều có thể làm rối loạn nhịp tim.

Người cao tuổi cần hạn chế ăn sầu riêng vì chất cellulose chứa trong thịt sầu riêng có nguy cơ gây táo bón, tắc ruột.

Có thèm đến mấy những nhóm người sau cũng tuyệt đối không được đụng đến 'vua trái cây' - sầu riêng - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet

 

Mùa vải chín ngọt đã đến, bỏ túi ngay 5 bí quyết ăn nhiều vải mà không lo “cồn ruột”, nóng trong người

Mùa hè đang đến gần. Các loại trái cây nhiệt đới cũng đang trong thời kì sắp được thu hoạch. Một trong số những loại trái cây được yêu thích nhất dịp hè phải kể đến trái vải. Vải là loại quả ngon, giàu dinh dưỡng. Thế nhưng nếu bạn ăn nhiều vải, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bị cồn ruột, nóng trong người.

TIN MỚI NHẤT