Mùa vải chín ngọt đã đến, bỏ túi ngay 5 bí quyết ăn nhiều vải mà không lo “cồn ruột”, nóng trong người

Chọn thực phẩm 18/06/2023 00:07

Mùa hè đang đến gần. Các loại trái cây nhiệt đới cũng đang trong thời kì sắp được thu hoạch. Một trong số những loại trái cây được yêu thích nhất dịp hè phải kể đến trái vải. Vải là loại quả ngon, giàu dinh dưỡng. Thế nhưng nếu bạn ăn nhiều vải, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bị cồn ruột, nóng trong người.

Chọn vải tươi ngon để ăn

Bí quyết ăn vài nhiều mà không lo cồn ruột đầu tiên là lựa chọn vải chất lượng. Bạn chỉ nên chọn mua và sử dụng những loại vải còn tươi, ngon. Quả vải mới được thu hoạch, còn lành lặn, không bị sâu. Với loại vải thu hoạch lâu sẽ rất dễ bị lên men hoặc khô đi. Khi này, hương vị của vài không còn thơm ngon, dễ gây ra cảm giác say.

Những quả vải bị dập sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập. Do vải chứa nhiều nước và đường, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Do đó, bất cứ vết dập, nứt nào trên quả vải cũng tiềm ẩn nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Ăn vào gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.

Không nên ăn vải lúc đói

Muốn ăn vải thiều mà không lo cồn ruột, bạn cần tránh ăn chúng khi đói. Vải là loại quả có lượng đường lớn. Khi bụng rỗng mà ăn vải, lượng đường trong vải sẽ kích thích lớp niêm mạc dạ dày. Dạ dày tiết axit mạnh, trong khi bụng rỗng có thể gây đau, viêm, nhiệt. Với những người có bệnh về dạ dày, ăn vải khi đói có thể làm bệnh tình thêm nghiêm trọng.

Một số khác sẽ có triệu chứng, cảm giác như đang say. Ví dụ như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Cảm giác này gây khó chịu và ảnh hưởng đến mọi hoạt động khác. Do vậy, bạn chỉ nên ăn vải khi đã ăn một số thực phẩm khác trước đó. 

Mùa vải chín ngọt đã đến, bỏ túi ngay 5 bí quyết ăn nhiều vải mà không lo “cồn ruột”, nóng trong người - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Không ăn khi muốn giảm cân

Theo kinh nghiệm thì vải là loại quả ngọt, ăn vào giúp cho dung nhan đẹp hơn. Tuy nhiên, không nên vì thế mà chị em ăn vải một cách thoải mái, “vô tội vạ” bởi quả vải có hàm lượng đường rất cao, không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân.

Không ăn khi bị tiểu đường

Người mắc bệnh đái tháo đường: Vải tươi chứa hàm lượng đường cao, vì vậy khi ăn nhiều sẽ gây cảm giác no, đầy và khi đó không thể ăn được các loại tinh bột, gây hạ đường huyết. Khi đó, gan sẽ không thể chuyển hóa hết được frucotose, lúc đó lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.

Mùa vải chín ngọt đã đến, bỏ túi ngay 5 bí quyết ăn nhiều vải mà không lo “cồn ruột”, nóng trong người - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế ăn khi cơ thể nhiệt, người máu nóng

Vải nổi tiếng là loại quả có tính nóng vì thế khi ăn nhiều vải sẽ gây ra cảm giác nóng nực, khó chịu, nhiệt miệng. Bên cạnh đó, lượng đường cao trong quả vải khi đi vào cơ thể có thể khiến bạn bị rôm sảy, mụn nhọt, thậm chí có trường hợp dẫn tới những phản ứng tiêu cực như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn…

Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người mắc bệnh có đờm, thủy đậu, chắp lẹo ở mắt… cũng nên hạn chế tối đa ăn vải. Những người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc.

Không ăn quá nhiều một lúc

Mỗi lần ăn vải, người lớn chỉ nên ăn khoảng 10 quả, còn trẻ em ăn 3-4 quả. Quả vải có khả năng sinh nhiệt do hàm lương đường cực lớn, ăn quá nhiều sẽ gây mụn nhọt.

Thêm vào đó, nếu ăn một lúc khoảng 500g trở lên thì lượng đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu - chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tăng tiết insulin, dẫn đến hạ nồng độ đường máu, gây phản ứng đường máu thấp làm xuất hiện các biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô khát, mỏi mệt...

Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều vải. Bên cạnh đó, người mắc bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn.

Mùa vải chín ngọt đã đến, bỏ túi ngay 5 bí quyết ăn nhiều vải mà không lo “cồn ruột”, nóng trong người - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Uống một chút nước muối trước khi ăn

Uống một chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, canh bí đao, chè đậu xanh… trước khi ăn vải có tác dụng phòng trừ sinh hỏa. Ngoài ra, bạn có thể ăn 20-30g thịt nạc, uống nước canh xương… trước khi thưởng thức loại quả này, cũng có công dụng tương tự.

Ăn vải sau bữa ăn chính

Không ít người cho rằng vải ngọt, nhiều đường, nên ăn vào lúc đói để bổ sung lượng đường cho cơ thể đỡ mệt. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm.

Ăn vải lúc đói khiến cơ thể được bổ sung lượng đường quá cao, dẫn đến kích thích niêm mạc dạ dày gây đau, viêm, nhiệt hoặc bị say kèm theo các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, cồn cào, buồn nôn.

Để phòng ngừa nguy cơ nóng trong cũng như các vấn đề sức khỏe khác, bạn tốt nhất chỉ nên ăn vải sau các bữa ăn. Thời điểm này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

Mùa vải chín ngọt đã đến, bỏ túi ngay 5 bí quyết ăn nhiều vải mà không lo “cồn ruột”, nóng trong người - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Cách xử lý khi ăn trái vải bị ngộ độc

Nếu ăn quá nhiều vải, một lượng lớn đường sẽ được hấp thụ vào máu, khả năng hấp thu của gan cũng sẽ bị vượt quá mức cho phép dẫn đến việc bị hạ nồng độ đường trong máu gây nên triệu chứng “say vải”. Chính vì thế, cách xử lý tốt nhất lúc này chính là bổ sung 1 ly nước đường vào cơ thể bạn nhé!

Bật mí loại trái được mệnh danh là nữ hoàng vitamin, đang vào mùa lại rẻ bèo được nhiều chị em săn đón bởi khả năng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư

Cà chua là nguyên liệu chính của nhiều món ăn và đồ uống khác nhau. Chúng là loại quả thường xuyên xuất hiện trong gian bếp của mỗi gia đình.

TIN MỚI NHẤT