Trẻ đẻ mổ, không được bú sữa mẹ dễ có nguy cơ béo phì hơn trẻ sinh thường

Bài học làm mẹ 19/09/2020 06:00

Đẻ mổ, không được bú sữa mẹ, ăn uống hàng quán với những món chiền xào rán và nước ngọt đóng chai quá nhiều, trẻ ít vận động chính là những nguyên nhân chính làm trẻ dễ tăng cân và béo phì.

ThS. BS Trần Quốc Khánh, Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Việt Đức cho biết, để con trẻ tăng cân, béo phì, lỗi lớn bắt nguồn từ chính người lớn.

Đẻ mổ, ăn uống hàng quán với những món chiền xào rán và nước ngọt đóng chai quá nhiều, trẻ ít vận động vì bận ngồi học đủ các môn, bận ngồi xem tivi điện thoại… chính là những nguyên nhân chính làm trẻ dễ dàng tăng cân và béo phì.

Trẻ đẻ mổ, không được bú sữa mẹ dễ có nguy cơ béo phì hơn trẻ sinh thường - Ảnh 1

Bác sĩ Khánh cũng cho biết thêm, theo trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, với trẻ em bị tăng cân, béo phì, các cháu sẽ đối mặt với những nguy cơ về sức khoẻ nghiêm trọng như:

- Huyết áp và cholesterol cao.

- Tăng nguy cơ suy giảm dung nạp đường trong máu, kháng insulin và tiểu đường tuýp 2.

- Các vấn đề về thở, chẳng hạn như hen suyễn và hội chứng ngưng thở khi ngủ.

- Các vấn đề về xương khớp như thoái hoá khớp gối, khớp háng sớm, chấn thương khớp và các dây chằng, đau nhức xương về đêm.

- Bệnh gan nhiễm mỡ, sỏi mật và trào ngược dạ dày-thực quản.

- Các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm, mất tự tin, bị bắt nạt và kỳ thị.

- Nghiêm trọng hơn, trẻ béo phì có nhiều khả năng trở thành người trưởng thành bị béo phì, trong khi béo phì người lớn có liên quan đến tăng nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2 và ung thư. Đây là 3 nhóm nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn cầu hiện nay.

Vì vậy, bác sĩ Khánh khuyến cáo, chúng ta cần hành động sớm trước khi quá muộn, vì để trẻ tăng cân, việc đưa cân nặng của trẻ trở về bình thường sẽ cực kỳ khó.

5 lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng trường đại học Stanford-Hoa Kỳ

1. Nếu có thể, hãy để các trẻ đẻ thường

Mọi sự can thiệp đến những gì thuộc về tự nhiên đều không phải là tốt nhất. Trẻ mổ đẻ có hệ vi khuẩn trên cơ thể khác hẳn với những trẻ đẻ thông thường theo đường tự nhiên.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ mổ đẻ dễ bị dị ứng, hen suyễn, bệnh lý về da, bệnh lý về đường ruột và béo phì hơn.

2. Ngăn ngừa béo phì ở trẻ sơ sinh

Các em bé được bú sữa mẹ càng lâu thì nguy cơ cháu bị béo phì khi lớn lên càng ít.

Trẻ đẻ mổ, không được bú sữa mẹ dễ có nguy cơ béo phì hơn trẻ sinh thường - Ảnh 2

 

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ giảm hơn 15 đến 25% nguy cơ bị béo phì sau này và tỷ lệ này tăng lên 20 đến 40% khi chúng ta tiếp tuc cho trẻ bú ở 6 tháng tiếp theo hoặc lâu hơn.

3. Ăn bữa sáng đầy đủ

Mặc dù nhiều người nghĩ rằng họ sẽ cắt giảm lượng calo bằng cách cắt bữa ăn sáng, nhưng sự thật ngược lại.

Trẻ đẻ mổ, không được bú sữa mẹ dễ có nguy cơ béo phì hơn trẻ sinh thường - Ảnh 3

Một cuộc khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia của Hoa Kỳ cho thấy những người ăn bữa sáng có cân nặng giảm hơn khoảng 2.7kg so với nam giới không ăn sáng; phụ nữ giảm khoảng 4 kg.

4. Ăn thức ăn nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh

Ăn một bát gạo lứt với đậu xanh và rau vào bữa trưa có thể giúp chúng ta thấy ổn trong cả một buổi chiều dài. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như thế này có ít calo và nhiều chất xơ, chúng cũng được tiêu hóa chậm, giúp chúng ta ổn định lượng đường trong máu tốt hơn và lâu hơn.

Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, chẳng hạn như magiê và vitamin B6, những thành phần mà nhiều chế độ ăn giảm cân đang thiếu.

Trẻ đẻ mổ, không được bú sữa mẹ dễ có nguy cơ béo phì hơn trẻ sinh thường - Ảnh 4

Rau xanh và rau sống như cà rốt, bí xanh và bông cải xanh có hàm lượng calo thấp nhưng có hàm lượng nước và chất xơ cao, điều này giúp bạn cảm thấy không mau đói, đường ruột lại luôn được làm sạch.

Trong một nghiên cứu gần 18.000 người, các nhà nghiên cứu thấy rằng những người ăn salad thường có hàm lượng vitamin C và E, folate và carotenoids cao hơn so với những người không có thói quen này.

Tránh các loại thực phẩm có mật độ năng lượng cao hoặc có nhiều calo trong một lượng nhỏ thức ăn. Ví dụ, một miếng phô mai và một lượng lớn khoai tây chiên có thể có gần 1.000 calo và 30 gram chất béo.

Nhắc trẻ chỉ ăn khi đói và ăn chậm nhai kỹ.

Khuyến khích trẻ uống nước lọc thay vì đồ uống có thêm đường, chẳng hạn như nước giải khát, đồ uống thể thao và nước trái cây đóng chai công nghiệp.

5. Xây dựng kế hoạch vận động thể chất cho trẻ

Trẻ em nên có một giờ hoạt động thể chất vừa phải hầu hết các ngày trong tuần.

Trẻ đẻ mổ, không được bú sữa mẹ dễ có nguy cơ béo phì hơn trẻ sinh thường - Ảnh 5

Ngoài ra, cần giảm thời gian trước tivi và máy tính xuống dưới 2 giờ mỗi ngày.

9 kiểu cha mẹ thất bại khi nuôi con cái, phá hỏng sự tự tin và tương lai con

Nếu cha mẹ thấy mình đang thuộc 1 trong 9 kiểu dưới đây, hãy thay đổi ngay để tránh gây hại tới con.

TIN MỚI NHẤT