Vĩnh Phúc: Cô gái bị kiến ba khoang đốt dẫn đến sốc phản vệ

Tin y tế 24/01/2024 14:23

Người bệnh xuất hiện rối loạn nhịp tim, ngừng tuần hoàn, nhân viên y tế đã xử trí theo phác đồ phản vệ của Bộ Y tế.

Theo Báo Pháp luật cho biết, sau khi bị kiến ba khoang đốt, cô gái vào viện trong tình trạng hôn mê, sốc phản vệ độ IV, biến chứng suy tim và viêm cơ tim cấp.

Theo đó, người bệnh là chị D.T.O (29 tuổi) trú tại Yên Lạc, đã có tiền sử dị ứng với côn trùng. Trước đó chị O bị kiến ba khoang đốt, 10 phút sau xuất hiện các triệu chứng mẩn ngứa toàn thân, đau tức ngực, khó thở. Người nhà đã nhanh chóng đưa chị vào Trung tâm y tế huyện Yên Lạc cấp cứu. Tại đây, người bệnh xuất hiện rối loạn nhịp tim, ngừng tuần hoàn, nhân viên y tế đã xử trí theo phác đồ phản vệ của Bộ Y tế, thực hiện ép tim ngoài lồng ngực tái lập tuần hoàn, duy trì truyền dịch adrenaline và lập tức chuyển người bệnh đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngay khi nhập viện, người bệnh được chẩn đoán sốc phản vệ độ IV - mức độ sốc phản vệ nguy hiểm nhất, kèm theo biến chứng viêm cơ tim cấp và suy tim. Các bác sĩ đã nhanh chóng thực hiện các thủ thuật cấp cứu, hồi sức tích cực, thải độc và chăm sóc đặc biệt cho người bệnh. Sau hơn 1 tuần điều trị, sức khỏe của chị O. đã ổn định và được chỉ định ra viện.

Vĩnh Phúc: Cô gái bị kiến ba khoang đốt dẫn đến sốc phản vệ - Ảnh 1
Ngay khi nhập viện, người bệnh được chẩn đoán sốc phản vệ độ IV - mức độ sốc phản vệ nguy hiểm nhất. Ảnh: Internet

Bác sĩ Trừ Văn Trưởng - Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực & Chống độc cho biết: “Khoa tiếp nhận người bệnh D.T.O bị sốc phản vệ mức độ rất nặng, mạch nhanh, huyết áp giảm 70/40 mmHg và có duy trì các thuốc vận mạch từ Trung tâm y tế huyện chuyển lên. Người bệnh được tiếp tục duy trì theo phác đồ phản vệ, xử trí lọc máu liên tục phối hợp với dùng các thuốc vận mạch huyết động. Hiện tại sức khỏe người bệnh đã ổn định và có thể ra viện trong 1 vài ngày tới.”

Theo Medlatec, ngay sau khi bị kiến 3 khoang đốt, bạn cần loại bỏ kiến ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên cần lưu ý, tuyệt đối không dùng tay để bắt hoặc miết kiến, để tránh tiếp xúc với dịch của kiến. Cách tốt nhất là dùng giấy lót để loại bỏ kiến. Trong trường hợp bạn lỡ tay chà xát hoặc đập kiến trên da, thì nên lập tức rửa vùng da đó thật sạch để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với chất độc từ kiến.

Nên rửa vết kiến "cắn" để bằng nước sạch. Sau đó, bạn đừng quên sát trùng vết thương và nên đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Dưới đây là một số gợi ý về cách phòng chống kiến ba khoang "cắn":

- Trước hết, muốn phòng ngừa hiệu quả, bạn nên tránh để kiến bay vào nhà bằng cách hạn chế mở quá nhiều cửa. Đối với những gia đình ở gần cánh đồng hoặc có sân vườn, trồng nhiều cây cối rậm rạp thì điều này lại càng quan trọng hơn.

- Khi đi ngủ, bạn nên sử dụng màn chắn côn trùng. Phương pháp này không chỉ phòng chống kiến ba khoang mà còn giúp ngăn ngừa bị muỗi đốt và phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết.

Vĩnh Phúc: Cô gái bị kiến ba khoang đốt dẫn đến sốc phản vệ - Ảnh 2
Cẩn thận kiến ba khoảng. Ảnh: Internet

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh nhà. Lưu ý nên phát quang bụi rậm, vùng cỏ dại quanh nhà. Hạn chế tạo ra một không gian, môi trường ẩm thấp vì những điều kiện không gian này thường thu hút kiến ba khoang.

- Kiến ba khoang thường rất thích những nơi có nhiều ánh sáng. Không nên đứng dưới những bóng đèn công cộng vì đây cũng là nơi mà kiến ba khoang có thể ẩn nấp.

- Lưu ý không dùng tay không để bắt hoặc giết kiến ba khoang.

- Trước khi dùng khăn mặt hay quần áo, bạn nên giũ mạnh để phòng trường hợp kiến ba khoang có thể ẩn nấp trong quần áo và khi bạn mắc phải, chúng sẽ có cơ hội tấn công làn da của bạn.

 

Một sản phẩm gắn mác bổ thận tráng dương bị thu hồi, vi phạm quy định an toàn thực phẩm

Lô sản phẩm này được đoàn kiểm tra phát hiện tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Capital (76/32 phố An Dương, quận Tây Hồ, TP Hà Nội).

TIN MỚI NHẤT