Thương tâm: Hai trẻ nhỏ tử vong vì ăn trứng cóc, một em đang cấp cứu

Tin y tế 11/01/2024 20:04

Ba em đã phải nhập viện, trong đó hai em không qua khỏi.

Theo thông tin từ Báo PLO, vào tối 11/1, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) cho biết hai trong số ba trẻ em nhập viện cấp cứu đã tử vong. Trước đó các em này đã ăn thịt và trứng cóc. Theo thông tin ban đầu, sáng cùng ngày, em S.N (11 tuổi, ngụ xã Ia Pal, huyện Chư Sê) chế biến thịt và trứng cóc ăn. Trong bữa ăn này còn có em S.H (4 tuổi) và S.T (6 tuổi, ngụ cùng địa chỉ).

Đến trưa, người nhà phát hiện N nằm bất động trên nền nhà nên đưa em này vào Trung tâm Y tế huyện Chư Sê để cấp cứu.

Cũng theo Báo Người Lao Động, tại đây, các bác sĩ xác định em Siu N. đã ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp, đồng tử giãn tối đa, mạch không bắt được, huyết áp không đo được. Qua 30 phút phút hồi sức tích cực, tình trạng bệnh nhân không cải thiện, bệnh nhân đã tử vong.

Thương tâm: Hai trẻ nhỏ tử vong vì ăn trứng cóc, một em đang cấp cứu - Ảnh 1
Trẻ ngộ độc do ăn trứng cóc. Ảnh: Người Lao Động

Các em Siu H. và Siu Th. nhập viện trong tình trạng lơ mơ, nôn ói… được các bác sĩ chẩn đoán ngộ độc thịt cóc. Sau khi được các bác sĩ tiến hành cấp cứu tích cực, cả hai bệnh nhân tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai tiếp tục điều trị.

Sau khi xảy ra vụ việc, Trung tâm Y tế Chư Sê cũng đã cử lực lượng tiến hành giám sát, điều tra, xác minh, nắm bắt tình hình và tuyên truyền cho dân trong làng biết về vụ ngộ độc trên. Riêng em S.H tử vong trước khi đến viện. Em còn lại hiện đang được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi Gia Lai.

Thương tâm: Hai trẻ nhỏ tử vong vì ăn trứng cóc, một em đang cấp cứu - Ảnh 2
Cảnh báo ngộ độc nguy hiểm. Ảnh: Thanh Niên

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), độc tố của cóc có ở một số bộ phận cơ thể. Trong đó, nhựa cóc có ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc, trong gan và buồng trứng. Độc tố của cóc là hợp chất bufotoxin gồm nhiều chất như 5-MeO-DMT, bufagin, bufotalin, bufotenin, bufothionine, epinephrine, norepinephrine, serotonin… Các chất này tác động đến tim mạch, gây ảo giác, hạ huyết áp... Ngộ độc thực phẩm xảy ra do ăn thịt cóc bị nhiễm độc tố (do nhựa cóc, gan, mật bị dập nát dính trên thịt cóc) và có trường hợp do ăn gan, trứng cóc.

Triệu chứng ngộ độc độc tố cóc biểu hiện cấp tính, xuất hiện từ 1 - 2 giờ sau khi ăn (có thể sớm hơn nếu uống rượu bia) với các biểu hiện: chướng bụng, đau bụng trên rốn kèm theo nôn mửa dữ dội, có thể bị tiêu chảy; hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, loạn nhịp tim, trụy tim mạch.

Ở người nhiễm độc tố cóc, huyết áp lúc đầu cao, sau đó tụt; có xuất hiện các rối loạn cảm giác (đau như kim chích ở đầu ngón tay, chân, tê mỏi), chóng mặt, ảo giác, có thể khó thở, ngừng thở, ngừng tim; bí đái, vô niệu và nặng dẫn đến suy thận cấp. Nếu nhựa cóc bắn, dính trực tiếp niêm mạc mắt, độc tố trong nhựa này sẽ gây bỏng rát, phù nề niêm mạc...

 

TP.HCM: Phát hiện loại kem dưỡng trắng không rõ xuất xứ, hàm lượng thủy ngân vượt mức cho phép

Loại sản phẩm này không có thông tin số công bố, không có thông tin nhà nhập khẩu. Trên nhãn không có thông tin thành phần, công dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.

TIN MỚI NHẤT