Những địa phương nào đang tiêm vaccine COVID-19 chậm nhất?

Tin y tế 16/02/2023 11:01

Theo thống kê của Bộ Y tế trong 46 ngày qua, Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19, tuy nhiên, nhiều địa phương có tỷ lệ tiêm vaccine chậm.

Theo Báo Sức khỏe và đời sống, tình hình dịch số ca mắc mới COVID-19 trong ngày 16/2 giảm mạnh so với ngày 14/2 nhưng vẫn cao gấp gần 10 lần số khỏi bệnh.

Đến nay đã tròn 46 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVD-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số mũi tiêm vaccine COVID-19 ở nước ta là 266.205.206 mũi. Trong ngày 15/6, có 3 tỉnh, thành phố triển khai tiêm được 516 mũi vaccine COVID-19, trong đó 111 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 405 mũi tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.

Những địa phương nào đang tiêm vaccine COVID-19 chậm nhất? - Ảnh 1
Tổng số mũi tiêm vaccine COVID-19 ở nước ta là 266.205.206 mũi. Ảnh: Sức khỏe và đời sống

Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên:

- Tiêm mũi 3: Tổng số có 51.937.421 mũi tiêm (81,4%), trong ngày có 2 tỉnh triển khai với 33 người được tiêm

Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Cao Bằng (64,5%); Quảng Nam (63,6%); Bình Định (64,5%); Phú Yên (63,2%); Đồng Nai (53,9%); Đồng Tháp (60,7%).

Tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (100%); Sóc Trăng (100,4%).

- Tiêm mũi 4: Tổng số có 17.558.158 mũi tiêm (87,7%), trong ngày có 2 tỉnh triển khai với 78 người được tiêm

Đối với nhóm từ 12-17 tuổi: Số tiêm mũi 3 có 5.809.627 mũi tiêm (69,1%)

Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Phú Yên (48,6%); Bình Thuận (44,1%); TP HCM (36,4%); Đồng Nai (43,1%).

Tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Sóc Trăng (103,5%); Bến Tre (94,9%).

Nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.494.993 mũi tiêm:

- Mũi 1: 10.247.769 mũi tiêm (92,7%)

Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77,5%); Quảng Trị (78,9%); Đà Nẵng (68,5%); TP HCM (64,6%), Bà Rịa- Vũng Tàu (73,3%)

- Mũi 2: 8.247.224 mũi tiêm (74,6%)

Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (56,2%); Đà Nẵng (37%); Quảng Nam (49,4%); TP HCM (41%), Bà Rịa - Vũng Tàu (44,6%)

Theo thông tin từ Sở Y tế Yên Bái cho biết, tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 của địa phương này đạt mức cao, như người thuộc đối tượng phải tiêm mũi nhắc lại lần 2, mũi 4 đạt 97,8% (cao hơn so với toàn quốc là 87,5%).Đến nay đã có 731.756 người từ 5 tuổi trở lên được tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó: 99% người từ 18 tuổi trở lên có mặt tại địa phương tiêm đủ liều cơ bản. 94,3% người tiêm mũi nhắc lần 1- mũi 3 (cao hơn so với toàn quốc là 80,6%).

Những địa phương nào đang tiêm vaccine COVID-19 chậm nhất? - Ảnh 2

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19. Ảnh: Bộ Y tế

99% trẻ từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi có mặt tại địa phương đã tiêm đủ liều cơ bản; 79,6% trẻ đã tiêm đủ liều nhắc lại - mũi 3 (cao hơn so với toàn quốc 69,1%). 99% trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm mũi 1 (cao hơn so với toàn quốc là 92,7%), 87,3% trẻ tiêm đủ 2 mũi vaccine (cao hơn so với toàn quốc 74,4%).

Trước đó, Bộ Y tế cho hay, yêu cầu các đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19.

Tiếp tục tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc triển khai các hoạt động tăng cường tiêm cho trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục theo Kế hoạch số 1557/KH-BYT-BGDĐT.

Các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác; chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Đồng thời tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong phòng, chống dịch, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về tác dụng, hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong, khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới "Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh" với thông điệp "Thực hiện – 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine+ thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác".

WHO có thật sự buông bỏ điều tra nguồn gốc COVID-19?

Mới đây, WHO bức xúc vì cho rằng bị nghi ‘buông’ bỏ điều tra nguồn gốc COVID-19.

TIN MỚI NHẤT