WHO có thật sự buông bỏ điều tra nguồn gốc COVID-19?

Tin y tế 16/02/2023 09:59

Mới đây, WHO bức xúc vì cho rằng bị nghi ‘buông’ bỏ điều tra nguồn gốc COVID-19.

Thông tin từ Báo Người Lao Động cho hay, một bài viết vào ngày 14-2 khẳng định trước sự thiếu hợp tác từ Trung Quốc, nơi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào cuối năm 2019, WHO đã từ bỏ nỗ lực tìm kiếm câu trả lời.

Phản bác lại, ông Ghebreyesus khẳng định: "Chúng ta cần tiếp tục cho đến khi tìm được câu trả lời. Hiểu biết cách đại dịch COVID-19 bùng phát là rất quan trọng".

Ông cho biết gần đây ông đã gửi thư cho một quan chức cấp cao ở Trung Quốc để "yêu cầu hợp tác, vì chúng tôi cần hợp tác và minh bạch thông tin... để biết COVID-19 bắt đầu như thế nào". Làm rõ bí ẩn về nguồn gốc virus SARS CoV-2 và cách virus này lây lan sang người được coi là rất quan trọng để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.

WHO có thật sự buông bỏ điều tra nguồn gốc COVID-19? - Ảnh 1

Việc xác định nguồn gốc Covid-19 có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đối phó những đại dịch trong tương lai. Ảnh: Internet

Trưởng nhóm kỹ thuật ứng phó COVID-19 của WHO cũng rất bức xúc khi nhấn mạnh: "WHO không từ bỏ điều tra nguồn gốc COVID-19. Chúng tôi chưa từ bỏ và sẽ không từ bỏ. Không có chuyện WHO âm thầm gác lại điều tra. Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục minh bạch, cởi mở".

Cũng theo Thanh Niên, quan chức này cho biết gần đây ông đã gửi thư cho một quan chức hàng đầu Trung Quốc "đề nghị hợp tác"

Có 2 giả thuyết chính gây tranh cãi về nguồn gốc virus, bao gồm việc virus lây truyền tự nhiên từ dơi sang một động vật trung gian và sang người, hoặc đã thoát ra từ sự cố phòng thí nghiệm.

WHO dự định công việc sẽ tiến hành theo từng giai đoạn nhưng kế hoạch đã thay đổi, đồng thời "chính trị trên khắp thế giới của điều này thực sự đã cản trở tiến trình tìm hiểu nguồn gốc".

WHO có thật sự buông bỏ điều tra nguồn gốc COVID-19? - Ảnh 2

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Người Lao Động

Teo Báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 30-1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất với đại dịch COVID-19 - tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, như cấp độ mà cơ quan này đã tuyên bố cách đây ba năm. WHO đánh giá rằng dịch bệnh có thể đang ở “điểm chuyển tiếp” nên cần quản lý cẩn thận để “giảm thiểu những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra”.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng “thế giới đang ở trong một tình cảnh tốt hơn nhiều” so với một năm trước lúc biến thể Omicron đang ở đỉnh điểm. Ông bày tỏ hy vọng rằng tình trạng khẩn cấp sẽ chấm dứt trong năm nay, khi “thế giới chuyển sang một giai đoạn mới”, “số ca nhập viện và tử vong sẽ giảm xuống mức thấp nhất”.

Ngày 30-1, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (IFRC) cảnh báo “tất cả quốc gia vẫn chưa chuẩn bị một cách nghiêm túc cho những đợt bùng phát dịch bệnh trong tương lai”. IFRC kêu gọi “hành động ở cấp cộng đồng” để chuẩn bị ứng phó với thảm họa y tế, giải quyết những bất bình đẳng về kinh tế và chủng tộc hiện có để chúng không trở nên trầm trọng hơn khi thảm họa xảy ra.

WHO có thật sự buông bỏ điều tra nguồn gốc COVID-19? - Ảnh 3

Cuộc sống trở lại bình thường nhưng đại dịch chưa kết thúc. Ảnh: Internet

Sau ba năm kể từ khi COVID-19 được coi là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, cuộc sống đang trở lại như lúc trước đại dịch. Phần lớn hạn chế được dỡ bỏ, người lao động quay lại văn phòng, du lịch, di chuyển trở lại bình thường và khẩu trang không còn bắt buộc ở nhiều nơi…

Tuy nhiên, người đứng đầu WHO lưu ý rằng vẫn có hơn 170.000 người chết vì dịch COVID-19 trong tám tuần qua. Ông Tedros cảnh báo mặc dù thế giới đã được trang bị tốt hơn để quản lý đại dịch nhưng “tình hình vẫn còn phức tạp ở nhiều quốc gia và số người chết vẫn tăng”.

“Thông điệp của tôi rất rõ ràng: Đừng đánh giá thấp loại virus này. Nó đã và sẽ tiếp tục làm chúng ta ngạc nhiên, và nó sẽ tiếp tục gây chết người, trừ khi chúng ta làm nhiều hơn để cung cấp các công cụ y tế cho những người cần chúng và giải quyết thông tin sai lệch” - ông Tedros cảnh báo.

Tại cuộc họp ngày 27-1, Ủy ban Y tế của WHO cho rằng “loại virus này sẽ vẫn là mầm bệnh lâu dài ở người và động vật trong tương lai gần”.

Nghệ An: Ăn nấm mọc ven đường, cả gia đình 5 người ngộ độc

Triệu chứng sau khi ăn nấm của gia đình nghi bị ngộ độc trên là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn dữ dội, đi cầu phân lỏng nhiều lần.

TIN MỚI NHẤT