Hàng chục con giòi làm tổ trong khí quản của bệnh nhân vì bị nhiễm trùng nặng

Tin y tế 17/06/2023 15:30

Bác sĩ nhắc nhở cần cẩn trọng vệ sinh calnuyn khí quản mỗi ngày, kiểm tra màu sắc, che lỗ mở khí quản bằng miếng gạc ẩm để tránh bụi bẩn và dị vật rơi vào.

Theo thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống, ngày 17/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam vừa cấp cứu và gắp thành công hàng chục con giòi làm tổ trong đường hầm lỗ mở khí quản của bệnh nhân.

Trước đó, vào khoảng 9 giờ ngày 16/6, bệnh nhân P.V.U (69 tuổi, ở Thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) nhập viện vào Khoa Ung bướu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam) trong tình trạng sốt, đau tức vùng cổ, khó thở, toàn bộ vùng cổ viêm tấy đỏ, chảy dịch vàng đục và có mùi hôi thối.

Hàng chục con giòi làm tổ trong khí quản của bệnh nhân vì bị nhiễm trùng nặng - Ảnh 1

Các bác sĩ gắp hàng chục con giòi sống trong lỗ mở khí quản của bệnh nhân. Ảnh: Sức khỏe và Đời sống

Tiến hành các thủ tục khám sàng lọc, các bác sĩ xác định bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng khá nặng, triệu chứng ngứa nhẹ vùng da quanh lỗ mở khí quản, chảy dịch hôi lỗ mở khí quản kèm phát hiện nhiều dị vật sống lúc nhúc trong đường hầm lỗ mở khí quản.

 

Sau khi làm các xét nghiệm tiền phẫu bệnh, bệnh nhân được đưa vào khoa Gây mê – phẫu thuật và được các bác sĩ gắp thành công hàng chục con giòi sống trong lỗ mở khí quản. Được biết, ông U. có tiền sử bị ung thư thanh quản đã được phẫu thuật mở khí quản, đặt calnuyn và điều trị tại nhà.

Hàng chục con giòi làm tổ trong khí quản của bệnh nhân vì bị nhiễm trùng nặng - Ảnh 2
Chuyên gia khuyến cáo những bệnh nhân đặt calnuyn khí quản cần phải thay băng, rửa vết mở khí quản một lần mỗi ngày. Ảnh: Internet

Cũng theo bác sĩ thông tin trên VnExpress, bác sĩ cho biết nguyên nhân khiến giòi làm tổ là người nhà chủ quan và sợ gây đau cho bệnh nhân nên chỉ vệ sinh bên ngoài ống calnuyn. Chuyên gia khuyến cáo những bệnh nhân đặt calnuyn khí quản cần phải thay băng, rửa vết mở khí quản một lần mỗi ngày. Sau khi vệ sinh cần quan sát vùng da xung quanh, kiểm tra màu sắc, che lỗ mở khí quản bằng miếng gạc ẩm để tránh bụi bẩn và dị vật rơi vào đường thở.

Khi người bệnh có các triệu chứng sốt cao, khó thở, ho nhiều, đàm nhớt tăng nhiều hoặc lẫn mủ, máu, tụt hoặc rơi ống mở khí quản, vùng da xung quanh khí quản sưng, nóng, đỏ, đau, chảy máu, chảy mủ..., cần đến bệnh viện tái khám.

 

6 nhóm người đi khám bệnh trái tuyến vẫn được hưởng BHYT 100%: Lưu ý khi tra cứu thông tin thẻ mới nhất

Trong trường hợp khám chữa bệnh ở nơi không đúng với nơi đăng ký ban đầu, người khám trái tuyến vẫn được BHYT 100%.

TIN MỚI NHẤT