Chồng đối xử tốt, có thu nhập nhiều người mơ ước nhưng người phụ nữ ở Hà Nội vẫn bị trầm cảm, sáng nào cũng muốn 'kết thúc cuộc sống'

Tin y tế 06/09/2023 08:52

Chị nhận thấy mình mệt mỏi, luôn cảm thấy không còn yêu thích mọi thứ. Nhiều buổi sáng thức dậy, chị tự hỏi "sống như thế này chán quá, chết đi cho nhẹ nhàng". Chị tâm sự với bạn của mình về bất ổn trong cuộc sống, muốn nghỉ ngơi, muốn kết thúc cuộc sống. 

Dẫn tin từ VietNamNet, chị T.B.H (35 tuổi, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) từng có thời gian điều trị trầm cảm. Với chị, đây là quãng thời gian kinh khủng nhất nhưng chị đã nhận ra sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời.

Hoàn cảnh gia đình không phải lo lắng về kinh tế, bạn bè cũng nhận xét chị luôn vui vẻ, yêu đời. Tuy nhiên, từ năm 2021, do áp lực công việc và thời kỳ dịch bệnh Covid-19, giãn cách xã hội, chị nhận thấy mình mệt mỏi, luôn cảm thấy không còn yêu thích mọi thứ. Nhiều buổi sáng thức dậy, chị tự hỏi "sống như thế này chán quá, chết đi cho nhẹ nhàng". Chị tâm sự với bạn của mình về bất ổn trong cuộc sống, muốn nghỉ ngơi, muốn kết thúc cuộc sống. 

Nghe tâm sự, người bạn lập tức khuyên chị đi khám bác sĩ vì có biểu hiện trầm cảm. Đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ xác định chị bị trầm cảm, cần điều trị bằng thuốc. Sau 3 tháng điều trị, các biểu hiện tâm lý giảm. Chị thấy vui vẻ hơn, công việc cũng suôn sẻ.

Khi chị H. chia sẻ câu chuyện của bản thân mình, nhiều người không tin vì cho rằng đó là các dấu hiệu rất bình thường. Đây là sai lầm khiến nhiều người bỏ qua thời gian điều trị trầm cảm sớm. 

Chồng đối xử tốt, có thu nhập nhiều người mơ ước nhưng người phụ nữ ở Hà Nội vẫn bị trầm cảm, sáng nào cũng muốn 'kết thúc cuộc sống' - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê cứ 20 người bình thường có một người từng rơi vào giai đoạn trầm cảm. Phụ nữ có tỷ lệ mắc chứng trầm cảm cao gấp đôi nam giới. Có nhiều yếu tố khác nhau tác động, góp phần làm tâm trạng của một người bị ảnh hưởng kéo dài dẫn đến trầm cảm.

Bệnh trầm cảm thường được chẩn đoán cùng với các tình trạng rối loạn tâm thần khác. Trầm cảm khác với những dao động tâm trạng thông thường và những phản ứng cảm xúc ngắn khi đối mặt với khó khăn. Khi bệnh trầm cảm phát triển tới mức độ nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nó cũng khiến người bệnh làm việc kém năng xuất, học hành trì trệ, mối quan hệ trong gia đình ảnh hưởng tiêu cực.

Các triệu chứng nổi bật nhất của chứng trầm cảm nặng là tâm trạng tồi tệ, buồn sâu sắc, tuyệt vọng kéo dài. Ở giai đoạn trầm cảm nặng thường biểu hiện trầm cảm rõ các triệu chứng đặc trưng nhất. Người bệnh rơi vào vòng suy nghĩ chán nản, mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày, kèm theo các vấn đề về ăn, ngủ, năng lượng, sự tập trung và cách nhìn nhận giá trị bản thân. Người bị trầm cảm sẽ có các dấu hiệu trầm cảm trên kéo dài trong 2 tuần hoặc lâu hơn.

Những người có tâm trạng tiêu cực chán nản hay buồn trong một khoảng thời gian ngắn như vài giờ, 1 đến 2 ngày không phải là bệnh trầm cảm. Tuy nhiên điều này có thể trở thành mầm mống dẫn đến bệnh trầm cảm.

Các sự việc như mất mát hay thay đổi đột ngột có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm. Các giai đoạn trầm cảm có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố bao gồm: sự ra đi của người thân, đổ vỡ trong tình cảm, hôn nhân, thất nghiệp, căng thẳng tài chính, bị bệnh kéo dài, thay đổi môi trường sống…

Trầm cảm ảnh hưởng đến sức khỏe bằng cách thay đổi mức độ hoạt động cũng như thay đổi hành vi trong sinh hoạt thường ngày. Trầm cảm thường ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ, thèm ăn hoặc chán ăn hơn, sự tập trung, tâm trạng, mức năng lượng, sức khỏe thế chất và đời sống xã hội. Thông thường những người đang bị trầm cảm cảm thấy khó khăn khi thức dậy, ít động lực, năng lượng, hay cáu kỉnh và buồn. Những điều này xảy ra thường xuyên khiến chất lượng sống của người bệnh bị giảm rất nhiều.

9 dấu hiệu trầm cảm nguy hiểm cần được cảnh báo

Dưới đây là 9 dấu hiệu trầm cảm điển hình của bệnh cần được cảnh báo và điều trị sớm:

Tâm trạng chán nản thường xuyên, gần như mỗi ngày.

Giảm quan tâm hay niềm vui với tất cả hoạt động, hay sở thích.

Chán ăn, sụt cân hoặc thèm ăn, tăng cân.

Mất ngủ thường xuyên.

Kích động hoặc thao tác chậm, phản ứng chậm, nói chậm hơn bình thường.

Thường xuyên mệt mỏi và mất năng lượng.

Có cảm giác bất lực, tội lỗi quá mức, tự thấy bản thân kém cỏi.

Suy giảm khả năng tập trung, do dự, khó quyết định mọi thứ.

Thường xuyên có ý nghĩ về cái chết, thường xuyên có ý định tự tử.

90% trẻ ở TP.HCM thăm khám trầm cảm có học lực khá, giỏi: Từng có ý định tự huỷ hoại bản thân

Lý do nhóm trẻ từ 10-16 tuổi (gọi tắt là thanh thiếu niên) đến khám sức khỏe tâm thần vì các dấu hiệu như ít giao tiếp, học tập giảm sút, cáu gắt, khó ngủ, thậm chí có ý tưởng tự sát hoặc tự hủy bản thân. Đặc điểm chung chiếm tỷ lệ cao nhất (23,3%) ở các em khi đến khám sức khoẻ tâm thần là cảm thấy buồn.

TIN MỚI NHẤT