Ăn 5 quả hồng lúc đói, người phụ nữ phải nhập viện vì tắc ruột

Tin y tế 23/09/2023 14:01

Một bệnh nhân nữ 37 tại Quảng Ninh đã phải nhập viện do đau quặn bụng, đại tiện khó, nội soi phát hiện bã thức ăn lớn trong dạ dày và ruột non.

Dẫn theo thông tin từ báo Pháp luật Việt Nam, người bệnh là Đ.T.C (37 tuổi, trú tại Tân Việt – Đông Triều) nhập viện trong tình trạng đau quặn bụng vùng quanh rốn kèm theo bí trung đại tiện. Trên hình ảnh chụp CT scanner và soi dạ dày phát hiện tắc ruột do cục bã thức ăn.

Người bệnh kể lại, trước đó khoảng 1-2 tuần người bệnh có ăn 1 lúc khoảng 5 quả hồng khi đói.

Tại bệnh viện, bệnh nhân C được chỉ định phẫu thuật nội soi lấy bã thức ăn. Sau khoảng hơn 1 giờ ca phẫu thuật diễn ra thành công, các bác sĩ đã lấy bỏ 2 cục bã thức ăn tại dạ dày và 1 cục bã thức ăn tại ruột non của người bệnh.

Ăn 5 quả hồng lúc đói, người phụ nữ phải nhập viện vì tắc ruột - Ảnh 1
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh - Ảnh: Báo Pháp luật Việt Nam

Hiện sức khỏe người bệnh ổn định và được theo dõi tại Khoa Ngoại tiêu hóa và tổng hợp Bệnh viện.

Theo các bác sĩ cho biết, bã thức ăn hình thành do sự tích tụ các chất được ăn uống vào dưới dạng các khối hoặc khối đông kết không tiêu hóa được. Như trường hợp của người bệnh C thì việc ăn nhiều quả hồng khi đói đó cũng là một trong những nguyên nhân hình thành cục bã thức ăn. Bởi trong quả hồng có chất nhựa gây kết dính thức ăn tạo nên cục thức ăn lớn rất khó tiêu hóa.

Theo thông tin từ VnExpress, bác sĩ khuyến cáo người dân cần thận trọng, đặc biệt là những người đã cắt dạ dày bán phần, có bệnh lý về răng miệng làm giảm chức năng ăn nhai, thói quen ăn quá nhanh không nhai kỹ. Không ăn các loại quả chưa chín kỹ có vị chát (hồng ngâm, sung, ổi) và thức ăn có nhiều chất xơ bã. Người già và trẻ nhỏ hạn chế ăn hồng giòn, chỉ ăn một đến hai miếng nhỏ, nhai kỹ. Không nên ăn hồng lúc đói, không ăn vỏ quả hồng, nhất là vỏ quả còn xanh.

Người có tiền sử bệnh dạ dày, răng kém, không nên ăn đồ ăn khó tiêu như quả hồng, các loại măng. Nguyên nhân là răng kém, chức năng nhai kém không nghiền nát thức ăn được kỹ càng, chức năng co bóp, tiết dịch tiêu hóa dạ dày kém hơn người bình thường.

Khi có các biểu hiện đau bụng cơn, nôn, bí trung đại tiện, chướng bụng tăng dần cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

NÓNG: Nhiều ca mắc 'vi khuẩn ăn thịt người' tại Việt Nam, Bộ Y tế ra khuyến cáo cộng đồng cách phòng bệnh

Vừa qua, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thông tin về bệnh nhi 15 tuổi mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là bệnh “vi khuẩn ăn thịt người”) ở xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, đã tử vong ngày 19/9 dù đã được tích cực điều trị. Trên cơ sở đó, ngày 22/9, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo cộng đồng phòng chống bệnh Whitmore.

TIN MỚI NHẤT