Đắk Nông xuất hiện ca mắc Whitmore: Ngành Y tế chỉ đạo thực hiện biện pháp phòng, chống quyết liệt

Tin y tế 21/04/2023 10:50

Trước tình hình địa phương ghi nhận 1 trường hợp đầu tiên mắc Whitmore, ngành Y tế đã và đang thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh quyết liệt.

Theo Asean Times, ngày 20/4, Trung tâm y tế huyện Cư Jut cho biết đã phát hiện một trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei, vốn được mệnh danh là "vi khuẩn ăn thịt người". Đây cũng là trường hợp mắc bệnh Whitmore đầu tiên của tỉnh Đăk Nông.

Cụ thể, nam bệnh nhân T.V.S. (SN 1957), dân tộc Kinh, cư trú tại xã Nam Dong, huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông, nhận kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei, do Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên trả lời vào ngày 19/4.

Đắk Nông xuất hiện ca mắc Whitmore: Ngành Y tế chỉ đạo thực hiện biện pháp phòng, chống quyết liệt - Ảnh 1

Hiện tại ông S. đã tỉnh, tiếp xúc tốt, đang chờ chuyển sang Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên để tiếp tục điều trị. Ảnh: Internet

Bệnh nhân có khối u vùng đỉnh đầu cách đây hơn 1 năm có đi khám ở nhiều nơi và được chẩn đoán là u mỡ. Gần đây, bệnh nhân thấy đau tức nhiều tại khối u, sờ khối u thấy căng cứng nên được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh (tỉnh Đăk Lăk) thăm khám.

Ngày 14/4, bệnh nhân được chẩn đoán viêm xương sọ chẩm, tụ mủ dưới da đầu đỉnh chẩm, đái tháo đường type II.

Ngày 17/4, bệnh nhân được được xử trí nạo xương viêm, dẫn lưu mủ vùng đỉnh chẩm và lấy mẫu làm xét nghiệm. Đến ngày 19/4 có kết quả dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.

Bác sĩ Nguyễn Ly Sắc, Trưởng Khoa phòng chống bệnh lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông thông tin trên Báo Đắk Nông cho hay: Bệnh Whitmore (tên gọi khác là bệnh Melioidosis, vi khuẩn ăn thịt người) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra.

Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn B. pseudomallei.

Đắk Nông xuất hiện ca mắc Whitmore: Ngành Y tế chỉ đạo thực hiện biện pháp phòng, chống quyết liệt - Ảnh 2
Chủ động phòng Whitmore. Ảnh: BDN

Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Bệnh Whitmore là bệnh không thường gặp, không lây lan thành dịch.

Ngay sau khi ghi nhận trường hợp mắc bệnh Whitmore đầu tiên trên địa bàn, để chủ động phòng, chống hiệu quả bệnh Whitmore, hạn chế thấp nhất tử vong xảy ra ngành Y tế đã có công văn đề nghị các đơn vị y tế cơ sở tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Whitmore tại cơ sở y tế và tại cộng đồng.

Việc lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao nhất là tại các vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc bệnh Whitmore để phát hiện sớm các trường hợp mắc và có phương án điều trị kịp thời… được thực hiện kịp thời.

Ngành Y tế đã chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị, tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực để hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong do bệnh Whitmore.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Huynh, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông cho biết: Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore, nguy cơ trong thời gian tới sẽ tiếp tục có các trường hợp mắc mới nếu không chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Sở Y tế tỉnh Đắk Nông đề nghị người dân trên địa bàn tỉnh chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch. Đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn, Người dân cần thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

Người dân cũng cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng; không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại gần nơi bị ô nhiễm; sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch bảo đảm vệ sinh.

Tiếp tục có thêm địa phương yêu cầu khẩn đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19

Đồng Nai yêu cầu người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang nơi công cộng trong tình trạng COVID-19 có xu hướng tăng.

TIN MỚI NHẤT