Cúng ông Công ông Táo ở vị trí nào trong nhà chuẩn nhất

Tâm linh - Tử vi 24/01/2022 17:58

Phong tục cúng ông Công ông Táo đã được người Việt Nam truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một nét bản sắc văn hóa độc đáo của nước ta. Thế nên, mỗi người cần biết cách cúng ông Công ông Táo thật chính xác để mang lại phúc lộc, may mắn cho gia đình.

 

Cúng ông Công ông Táo ở vị trí nào trong nhà chuẩn nhất  - Ảnh 1

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần Thổ công, vị thần trông coi nhà cửa, đất cát trong gia đình. Do đó, bát hương ông Công được đặt chung tại bàn thờ tổ tiên.

Mỗi năm, đến ngày Tết ông Công ông Táo, người dân cũng tiến hành làm lễ, đặt mâm cúng ông Công tại bàn thờ tổ tiên.

Cúng ông Công ông Táo ở vị trí nào trong nhà chuẩn nhất  - Ảnh 2

Trong khi đó, ông Táo được cho là vị thần trông coi việc bếp núc nên các gia đình thờ ông Táo ở dưới bếp của mình. Đến dịp Tết ông Công ông Táo, người dân thường làm lễ, đặt mâm cúng ông Táo tại khu vực này.

Khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, gia chủ phải đặt mâm cúng ở 2 nơi. Cụ thể, người dân cần đặt mâm cúng ông Công tại bàn thờ tổ tiên, mâm cúng ông Táo tại khu bếp.

Các chuyên gia về phong thủy cho rằng “Về nguyên tắc, bếp ở hướng nào thì lập ban thờ ông Táo ở hướng đó. Không được đặt ban thờ trực tiếp lên trên bếp. Khi cúng thì phải kê bàn để đặt mâm cúng và tiến hành lễ cúng tại bếp, trước ban thờ ông Táo”.

“Sau khi cúng ông Công ông Táo xong, gia chủ mới tiến hành dọn dẹp nhà cửa, ban thờ, tảo mộ… Lúc này, gia chủ nên xông, rửa nhà bằng khói thơm.

Tuy nhiên, khi xông nhà cần chú ý xông từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Ngược lại, nếu rửa nhà thì rửa từ ngoài vào trong”.

Ảnh minh họa: internet

Tổng hợp các bài 'văn khấn' Tết nguyên đán năm 2022 đầy đủ và chi tiết nhất

Để nghi thức cúng khấn được trang nghiêm nhất, mọi người lưu lại 7 bài văn khấn để chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán năm 2022. Văn khấn cúng ông Công ông Táo, cúng đêm giao thừa, tất niên, tạ mộ, cúng ngày mùng 1 Tết...

TIN MỚI NHẤT