Trẻ dưới 5 tuổi có phải tiêm vắc-xin COVID-19?

Sức khỏe 12/08/2022 11:47

Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế đã tổ chức họp về việc tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em dưới 5 tuổi và có thông tin mới nhất về việc này.

Về kế hoạch tiêm cho trẻ từ 6 tháng - dưới 5 tuổi, mới đây Hội đồng tư vấn sử dụng vắc-xin của Bộ Y tế đã tổ chức họp về việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Sau khi phân tích, Hội đồng chưa có khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho nhóm tuổi này. Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, kinh nghiệm triển khai của các quốc gia để đưa ra khuyến cáo và xác định nhu cầu vắc-xin tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi nếu đủ cơ sở và bằng chứng khoa học triển khai tiêm chủng.

Hiện Bộ Y tế và các địa phương đang đẩy mạnh tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 - 12 tuổi, tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi và tiêm mũi 3, 4 cho các đối tượng nguy cơ cao như bệnh nền, lực lượng tuyến đầu, công nhân, người cao tuổi...

Trẻ dưới 5 tuổi có phải tiêm vắc-xin COVID-19?  - Ảnh 1

Trẻ dưới 5 tuổi chưa tiêm vắc-xin COVID-19.

Tiến độ tiêm vắc-xin có xu hướng tăng trở lại trong thời gian gần đây. 

Đến ngày 11/8, tổng số vắc xin COVID-19 nước ta đã tiếp nhận là hơn 253 triệu liều, trong đó vắc xin cho người từ 12 tuổi trở lên là gần 235 triệu liều; Vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là hơn 18,4 triệu liều.

Bộ Y tế đã phân bổ 162 đợt vắc xin Covid-19 với tổng số hơn 249 triệu liều (bao gồm hơn 232 triệu liều cho người từ 12 tuổi trở lên, gần 16,7 triệu liều cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và viện trợ cho Lào 500.000 liều vắc xin AstraZeneca).

Đến hết ngày 10/8, cả nước đã tiêm được gần 250 triệu liều/ 248,8 triệu liều vắc xin phân bổ, tỷ lệ sử dụng đạt 100,4%. Tiến độ tiêm có xu hướng tăng trở lại trong thời gian gần đây. Trong tháng 7/2022, cả nước tiêm được 13,4 triệu liều vắc xin, tăng 2,1 triệu liều so với tháng 6/2022.

Chức năng của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin Bộ Y tế

Tư vấn chuyên môn cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc giải quyết các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

2. Nhiệm vụ của Hội đồng cấp Bộ

a) Đánh giá tình hình tai biến nặng sau tiêm chủng trên toàn quốc, các hoạt động giám sát phản ứng sau tiêm và đưa ra khuyến nghị đối với Hội đồng cấp tỉnh;

b) Đánh giá lại kết luận của Hội đồng cấp tỉnh trong trường hợp có khiếu nại của tổ chức, cá nhân đối với kết luận của Hội đồng cấp tỉnh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Quyền hạn của Hội đồng cấp Bộ

a) Yêu cầu Hội đồng cấp tỉnh, các tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan cung cấp thông tin liên quan đến tai biến nặng sau tiêm chủng;

b) Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ.

Số ca COVID-19 tăng trở lại, PGS Trần Đắc Phu khuyến cáo cách phòng tái nhiễm

Hiện nay, số ca mắc COVID-19 tại nước ta đang tăng trở lại, nguyên nhân một phần vì miễn dịch cộng đồng hiện tại đã giảm.

TIN MỚI NHẤT