Tác dụng của mủ trôm nhiều hơn là chỉ giải nhiệt

Sức khỏe 09/09/2019 21:47

Tác dụng của mủ trôm rất có giá trị đối với sức khoẻ, làm đẹp của con người. Vì vậy, mủ trôm từ lâu đời đã được dùng như một nguyên liệu quý để chữa bệnh, bồ bổ cơ thể và làm đẹp da cho phụ nữ.

Tác dụng của mủ trôm rất có giá trị đối với sức khoẻ, làm đẹp của con người. Vì vậy, mủ trôm từ lâu đời đã được dùng như một nguyên liệu quý để chữa bệnh, bồ bổ cơ thể và làm đẹp da cho phụ nữ.

Tác dụng của mủ trôm là gì? Cụ thể chúng ta hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây

tac dung cua mu trom 1
Mủ trôm mát gan, thanh nhiệt, giải độc, trị mụn, nhuận tràng - Ảnh minh họa: Internet

Mủ trôm là gì?

Mủ trôm (nhựa trôm) là dịch tiết ra từ cây trôm, một loại cây nhiệt đới thuộc họ trôm có tên khoa học là Sterculia foetida, sống phân bố nhiều ở các nước  Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Miến Điện, Indonesia, Malaysia, Panama, Trung Quốc, Úc, Thái Lan, Philippines, Senegal, Sudan và Việt Nam

Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose và axit D-galacturonic cùng một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin.

Ngoài ra, trong mủ trôm có chứa khoảng 37% uronic axit, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium.

Mủ trôm có màu trắng, dạng thạch đặc, vón thành từng cục như sương sa được dùng cho mục đích giải khát, giải độc cơ thể,  làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ.

 

tac dung cua mu trom 3
Cây trôm sống ở vùng nhiệt đới - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của mủ trôm trong sức khỏe

Tác dụng của mủ trôm là gì? Mủ trôm có rất nhiều tác dụng. Cụ thể

Tác dụng của mủ trôm giúp hạn chế cảm giác thèm ăn

Trong mủ trôm có chứa rất nhiều nước và một số hoạt chất khác mang đến cảm giác no bụng khi uống. Từ đó làm giảm cảm giác muốn ăn, cho nên dùng mủ trôm giảm cân hiệu quả.

Tác dụng của mủ trôm giúp ổn định đường huyết

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, mủ trôm có tác dụng điều hoà lượng đường trong máu, ổn định huyết áp, chống xơ vữa động mạch và phòng bệnh tim, có lợi cho người có lượng cholesterol và triglyceride cao.

Tác dụng của mủ trôm giúp nhuận tràng

Theo Đông ý, mủ trôm vị ngọt tính mát nên khi đi vào trong cơ thể sẽ giúp giải độc, thanh nhiệt, mát gan. Còn theo Tây y, dịch mủ trôm khi đi vào trong dạ dày sẽ trở giãn nở trở thành chất kết dính giúp kết cạn bã và chất độc hại trong ruột già, nhu động ruột cuốn trôi theo chất thải ra ngoài cơ thể, giúp giải độc, nhuận tràng, chống táo bón.

Tác dụng của mủ trôm giúp làm đẹp da

Vì chứa nhiều nước, các vitamin và khả năng giải độc chống oxy hoá cao mà mủ trôm còn giúp thanh nhiệt, chống mụn trứng cá và làm chậm quá trình lão hoá da.

Hiện nay, mủ trôm đã được bào chế thành các loại mỹ phẩm chống nám, tàn nhang, làm trắng da, trị mụn để giúp phụ nữ làm đẹp.

tac dung cua mu trom 5
Mủ trôm giúp đẹp da - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của mủ trôm giúp thanh lọc cơ thể

Theo Đông y, mủ trôm vị ngọt, tính mát nên có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, giải độc tốt nhất. Một ly mủ trôm hay cốc chè mủ trôm vừa ngon miệng vừa giải độc tố hiệu quả thì ai mà chẳng thích nhỉ? Uống mủ trôm đều đặn còn rất có lợi cho hệ bài tiết.

Tác dụng của mủ trôm giúp ngủ ngon, giảm stress

Trong dân gian, mủ trôm còn được dùng để chữa mất ngủ và làm giảm căng thẳng bằng cách pha với đường để uống.

Tác dụng của mủ trôm dùng trong nha khoa

Tác dụng của mủ trôm không chỉ được dung trong lĩnh vực thực phẩm và sức khoẻ, mà mủ trôm còn được sử dụng để làm chất kết dính răng giả trong nha khoa.

Tác dụng của mủ trôm giúp kháng khuẩn

Mủ trôm có một số đặc tính kháng khuẩn và chống viêm nên được ứng dụng là thành phần chính trong thuốc trị viêm họng. Bên cạnh đó mủ trôm cũng được sử dụng để làm dịu da hoặc da nhạy cảm.

Một số lưu ý khi sử dụng mủ trôm

+ Mủ trôm có tốt cho bà bầu không? Mủ trôm có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ, tuy nhiên nó cũng chứa nhiều thành phần gây bất lợi cho sức khoẻ của phụ nữ mang thai. Do vậy, phụ nữ mang thai vào cho con bú không nên dùng mủ trôm.

tac dung cua mu trom 6
Phụ nữ mang có bầu không nên dùng mủ trôm - Ảnh minh họa: Internet

+ Mủ trôm cũng được các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng cho người đang có khối u trong ruột, người thường xuyên bị lạnh bụng, người có cơ địa ở thể hàn.

+ Với những người có làn da dễ bị kích ứng, không nên dùng mủ trôm thoa ngoài da.

+ Mủ trôm có độ nhớt cao sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu, dẫn đến có thể gây ngộ độc thuốc. Vì vậy, người đang sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh thì  không nên uống mủ trôm thể nguy hiểm.

+ Không nên dùng mủ trôm để đun nấu ở nhiệt độ cao. Bởi mủ trôm trong môi trường nhiệt cao sẽ bị phá hủy cấu trúc của các phân tử polysaccharide (là chất có tác dụng điều hoà đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương) làm ảnh hưởng đến độ nhớt của trôm gây mất tác dụng, vì vậy mủ trôm nấu đường phèn không phải là thức uống có lợi.

+ Uống mủ trôm nhiều có tốt không? Mủ trôm là vị thuốc quý không chỉ dùng để giải khát mà còn có thể dùng để chữa bệnh, vì thế, không nên dùng mủ trôm không đúng liều lượng mà cần tùy vào tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, bệnh lý hoặc cơ địa. Sử dụng bừa bãi mủ trôm như các dạng thức uống khác rất nguy hiểm.

 + Nếu dùng để nhuận tràng, mỗi ngày chỉ nên dùng 0,5 – 1g bột mủ trôm ngâm trong 200ml nước lọc. Nếu dùng mủ trôm dạng thô thì chỉ lấy một thỏi bằng 1/2 lóng tay, rửa sạch rồi ngâm vào 200ml nước để từ tối đến sáng hôm sau mới dùng. Về điểm này, có nhiều người hướng dẫn dùng từ 100 – 150g mủ trôm trong một ngày mà chỉ pha trong 300 – 500ml nước thì rất nguy hiểm, vì lượng nước quá ít không đủ để mủ trôm trương nở dễ gây tắc ruột và tử vong. Liều lượng 100 – 150g trong ngày là quá cao dễ bị ngộ độc.

tac dung cua mu trom 7
Người đang dùng thuốc không nên dùng mủ trôm - Ảnh minh họa: Internet

Một số bài thuốc chữa bệnh từ mủ trôm

Mủ trôm chữa bệnh gì? Cách chữa như thế nào? Bạn có thể tham khảo áp dụng các bài hướng dẫn dưới đây:

Bài thuốc nhuận tràng từ mủ trôm

Nguyên liệu: Mủ trôm bột hoặc mủ trôm thô 

Cách thực hiện: Dùng 0,5-1g bột mủ trôm để nhâm trong 200ml nước lọc để qua đêm rồi dùng uống vào sáng hôm sau. Nếu mủ trôm thô thì dùng ½ lóng tay ngâm trong 200ml nước lọc để qua đêm, sáng hôm sau đem ra uống giúp nhuận tràng. 

Bài thuốc giúp ngủ ngon, giảm stress

Nguyên liệu: Mủ trôm

Cách thực hiện: Ngâm 10 – 15g mủ trôm với nước ấm cho đến khi nở ra hoàn toàn, sau đó lấy đem pha với nước lọc và đường rồi uống mỗi ngày.

Bài thuốc mủ trôm trị táo bón, kiết lỵ, xơ gan, mụn nhọt

Nguyên liệu: Mủ trôm, đường

Cách thực hiện: Lấy 100gr mủ trôm ngâm trong 0,5 lít nước đun sôi, thêm 10gr đường cát làm thức uống. Sử dụng ngày 2 lần, liên tục 7 ngày.

Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, giải khát từ mủ trôm hạt chia

Nguyên liệu: Mủ trôm, nha đam, hạt chia, mủ gòn, lá dứa, đường phèn

Cách thực hiện: Ngâm mủ trôm và mủ gòn trong nước lạnh từ 12-14 tiếng rồi đem cắt mủ gòn thành miếng nhỏ. Đem hạt ké ngâm vào nước khoảng 10 phút. Nha đam 500g đem lột vỏ, phần thịt cắt lát nhỏ đem ngâm vào nước muối khoảng 10 phút.

Hãy bắc nồi nước lên bếp, đổ thêm 700g đường phèn, 150g lá dứa, đun trong 15 phút, vừa đun vừa khuấy cho đường phèn tan rồi vớt bỏ lá dứa. Tiếp tục cho nha đam vào nồi đun 3 phút thì tắt bếp để nguội. Khi dùng hãy trộn nước nha đam với mủ trôm, mủ gòn, hạt é cho thật đều để uống. Có thể uống lạnh bằng cách bỏ ngăn mát tủ lạnh hoặc thêm đá.

tac dung cua mu trom 7
Mủ trôm vừa là nước giải nhiệt vừa là bài thuốc giải độc - Ảnh minh họa: Internet

 

Mủ trôm trị đại tràng

Nguyên liệu: Mủ trôm

Cách thực hiện: Sử dụng 150gr mủ trôm, 10gr đường phèn, ăn 3 lần/ngày.

Tác dụng của mủ trôm ngày nay càng được yêu thích hơn khi không chỉ dùng để chữa một số chứng bệnh theo dân gian mà nó còn được dùng để điều chế thành các loại mỹ phẩm trị mụn, làm trắng, làm đẹp da cho phụ nữ. Mủ trôm tuy có nhiều dược tính tốt là thế nhưng nó lại dễ gây phản ứng phụ khi kết hợp không đúng với một số thành phần khi đi vào cơ thể. Chính vì vậy, khi sử dụng mủ trôm không theo các quen thuộc thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ hoặc hỏi ý kiến của các chuyên gia.


Hanako (TH)

 

Cách làm salad rau trộn giảm cân: Dễ đến mức đớn xưng đớn xỉa cũng làm được

Cách làm salad rau trộn giảm cân rất hữu ích đối với các chị em đang “khốn khổ” vì cân nặng. Trong công cuộc tìm thực đơn giảm cân đầy gian nan thì tại sao lại không chọn ngay các món salad giảm cân?

TIN MỚI NHẤT