TP.HCM đang ghi nhận sự gia tăng đáng lo ngại ở nhiều bệnh truyền nhiễm, trong đó Covid-19, viêm hô hấp cấp và tay chân miệng đều đồng loạt tăng mạnh.
- Bác sĩ tá hỏa phát hiện giòi 'làm tổ' trên gương mặt của cụ bà 88 tuổi
- Nhận biết những dấu hiệu khi nhiễm biến thể NB.1.8.1 lưu hành ở TP.HCM
Theo thông tin từ báo Thanh Niên, ngày 27/6, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, tuần qua, tại TP.HCM đã phát hiện 63 ca mắc Covid-19, tăng 142% so với trung bình 4 tuần trước. Trong đó, đã ghi nhận 1 ca bệnh nặng.
Như vậy, tính từ đầu năm 2025 đến nay, TP.HCM đã có 184 ca, giảm 48% so với cùng kỳ năm 2024 (355 ca).
Theo HCDC, Covid-19 tại TP.HCM có dấu hiệu gia tăng từ tuần 16, tức từ giữa tháng 4 đến nay.
Trước sự gia tăng ca mắc, nhóm nghiên cứu Covid-19 của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM phối hợp cùng Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) đã tiến hành giải mã trình tự gien một số bệnh nhân nhập viện trong tuần thứ 3 của tháng 5.

Kết quả: biến chủng NB.1.8.1 xuất hiện trong 83% mẫu bệnh phẩm. NB.1.8.1 là biến thể phụ của chủng XDV.1, được hình thành từ sự tái tổ hợp giữa hai biến chủng JN.1 và XDE. Bộ gien đầu tiên của NB.1.8.1 được công bố vào đầu năm 2025. Tính đến ngày 22/5, biến chủng này đã xuất hiện tại 22 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Mặc dù lan rộng, đến nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa xếp NB.1.8.1 vào bất kỳ nhóm biến chủng nguy cơ nào (VUM – biến chủng cần theo dõi; VOI - biến chủng cần quan tâm; VOC - biến chủng đáng lo ngại). Các dữ liệu hiện tại chưa ghi nhận sự khác biệt về mức độ lây lan hay khả năng gây bệnh nặng so với các biến chủng trước.
Theo các chuyên gia, việc một biến thể mới chiếm ưu thế và kéo theo sự gia tăng ca mắc là điều thường gặp trong tiến trình biến đổi của vi rút. Tuy nhiên, cần theo dõi chặt chẽ các diễn biến dịch tễ học của biến chủng này.
-2025-05-27-10-14.jpg)
Theo thông tin từ báo Tiền Phong, trước tình hình trên, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành công văn số 5423/SYT-NVY ngày 21/5, yêu cầu toàn bộ hệ thống y tế từ dự phòng đến điều trị phải duy trì trạng thái sẵn sàng. Các bệnh viện cần đảm bảo thu dung, cấp cứu và điều trị hiệu quả cho người bệnh, phát hiện sớm tình trạng chuyển nặng để xử lý kịp thời, đồng thời đặc biệt chú trọng bảo vệ nhóm có nguy cơ cao.
Cùng với đó, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) được giao phối hợp chặt chẽ với OUCRU trong việc giám sát biến động dịch tễ học, đánh giá nguy cơ và đề xuất biện pháp ứng phó phù hợp.