Những điều cần biết về giãn tĩnh mạch tay

Sức khỏe 08/03/2020 06:26

Giãn tĩnh mạch tay là căn bệnh nhiều người có thể gặp phải. Để điều trị hiệu quả, bạn cần trang bị kiến thức về căn bệnh này.

Nội dung bài viết

Bệnh giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều người. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nó khiến cho cơ thể bị mất thẩm mỹ, làm bạn tự ti khi gặp những người xung quanh. Và nếu không điều trị sớm bạn có thể gặp phải những biến chứng khó lường. Để hiểu hơn về căn bệnh giãn tĩnh mạch tay cũng như phương pháp điều trị hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Gian tinh mach tay 1
Giãn tĩnh mạch tay gây mất thẩm mỹ - Ảnh minh họa: Internet

Giãn tĩnh mạch tay là gì?

Giãn tĩnh mạch tay là hiện tượng các mạch máu dưới da giãn nở và nổi lên trên bề mặt. Chúng sẽ xuất hiện từ phần cổ tay trở xuống. Các tĩnh mạch sẽ giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo. 

Các cấp độ của bệnh giãn tĩnh mạch máu ở tay là:

  • C0: Không có biểu hiện bệnh lý gì và có thể quan sát bằng mắt hoặc sờ thấy được.
  • C1: Mao tĩnh mạch giãn nở hình mạng nhện hoặc dạng lưới với đường kính dưới 3mm.
  • C2: Tĩnh mạch sẽ giãn nở với đường kính hơn hơn 3mm.
  • C3: Phù chi nhưng chưa có biến đổi trên da.
  • C4: Biến đổi trên da rõ rệt. Lúc này sắc tố da bị rối loạn, chàm tĩnh mạch. Nặng hơn là xơ mỡ, teo trắng da.
  • C5: Xuất hiện các vết loét đã lành sẹo.
  • C6: Vết loét đang tiến triển ngày càng nhanh.
Gian tinh mach tay 2
Giãn tĩnh mạch có nhiều cấp độ khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch tay

Bệnh giãn tĩnh mạch ở tay không có bất cứ biểu hiện nào rõ rệt để nhận biết như đối với phần chân. Bạn sẽ không cảm thấy tay nặng mỏi hay tê bì khi di chuyển, đau âm ỉ, khó chịu. Chính vì thế, người bệnh dễ chủ quan khi không thấy mạch máu nổi lên nên không đi khám.

Chúng ta chỉ có thể nhận biết qua việc các mạch máu xanh nổi gân guốc và ngày càng to trên mu bàn tay. Lúc này, bệnh đã tiến triển nặng dần gây mất thẩm mỹ và có thể gây ra các biến chứng khó lường khác.

Gian tinh mach tay 3
Hiệu quả chữa giãn tĩnh mạch tay bằng laser - Ảnh minh họa: Internet 

Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch tay

Bệnh giãn tĩnh mạch ở tay do một số các nguyên nhân chính sau:

  • Di truyền: Đây là yếu tố hàng đầu dẫn đến căn bệnh này. Nếu người thân trong gia đình của bạn có bàn tay gân guốc thì tỷ lệ bạn mắc phải căn bệnh này cũng sẽ cao hơn.
  • Tuổi tác: Tuổi càng tăng thì phần da tay sẽ mỏng đi, mất dần đi sự đàn hồi vốn có. Đồng thời, các van bơm máu trong tĩnh mạch để dòng máu lưu thông cũng chậm hơn. Từ đó, tĩnh mạch dày hơn và có hiện tượng giãn to.
  • Thiếu cân: Người thiếu cân sẽ ít mỡ dưới da và khiến cho các tĩnh mạch xuất hiện rõ ràng hơn.
Gian tinh mach tay 4
Đeo vớ tay để điều trị bệnh - Ảnh minh họa: Internet
  • Nhiệt độ: Khi nhiệt độ cao, cơ thể sẽ phải bơm nhiều máu đến các tĩnh mạch gần bề mặt da, giúp điều hòa cơ thể. Vì thế các tĩnh mạch ở vùng tay sẽ bị giãn nở. Khi nhiệt độ thấp, tĩnh mạch sẽ chìm xuống khó nhìn thấy hơn.
  • Thực hiện các bài tập thể dục cần sức mạnh và cường độ cao: Các bài tập sức mạnh sẽ khiến cho huyết áp của động mạch tăng lên. Cơ bắp cũng sẽ cứng lại và đẩy tĩnh mạch lên trên bề mặt của da. Sau khi dừng luyện tập, nghỉ ngơi, tĩnh mạch sẽ trở về như bình thường. Nhưng bạn cũng không nên luyện tập cường độ cao quá thường xuyên vì tĩnh mạch sẽ bị co giãn vĩnh viễn.
Gian tinh mach tay 5
Duy trì uống thuốc hàng ngày - Ảnh minh họa: Internet

Cách điều trị giãn tĩnh mạch tay

Tùy vào nguyên nhân xuất hiện của bệnh giãn tĩnh mạch ở tay cũng như tình trạng bệnh đang ở mức độ nào mà bạn có thể thực hiện các cách điều trị bệnh khác nhau.

  • Phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch: Là thực hiện mổ một vết rất nhỏ ở tay và loại bỏ phần tĩnh mạch đã bị giãn nở.
  • Dùng liệu pháp laser: Bác sĩ sẽ sử dụng sóng radio hoặc các loại sóng cao tần tác động lên các tĩnh mạch nhằm làm teo tĩnh mạch đã bị giãn.
  • Điều trị xơ cứng: Phương pháp này sẽ thực hiện tiêm thuốc gây xơ vào trong tĩnh mạch để hóa chất sinh ra phản ứng viêm tĩnh mạch, đè ép các thành mạch. Như vậy tĩnh mạch sẽ không còn máu lưu thông, loại bỏ bệnh giãn tĩnh mạch.
  • Tuốt bỏ và nối tĩnh mạch: Nhiều người lo lắng tuốt bỏ tĩnh mạch sẽ nguy hiểm. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì các tĩnh mạch khác sẽ làm nhiệm vụ lưu thông máu. Và biện pháp này chỉ áp dụng khi tĩnh mạch giãn to một cách quá mức chứ không loại bỏ hoàn toàn được bệnh này.
  • Dùng thuốc: Trong trường hợp giãn tĩnh mạch do mắc phải bệnh viêm tĩnh mạch thì có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống viêm để trị bệnh. 
Gian tinh mach tay 6
Luyện tập thể thao hàng ngày nhẹ nhàng - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài các phương pháp điều trị trên, bạn cũng có thể áp dụng cách chữa giãn tĩnh mạch tại nhà bằng cách luyện tập sức khỏe, thay đổi chế độ ăn hợp lý. Cụ thể:

  • Luyện tập thể thao nhẹ nhàng
  • Đeo vớ giãn tĩnh mạch tay
  • Dùng các chiết xuất thực vật để bôi hoặc uống
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid, kali, chất xơ
  • Duy trì cân nặng
  • Massage

Với những kiến thức về giãn tĩnh mạch tay, hy vọng bạn đã nắm được cho mình những điều cơ bản đồng thời có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quá.

Tìm hiểu bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Chữa suy giãn tĩnh mạch như thế nào? Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

TIN MỚI NHẤT