Nếu đã uống 1 trong 5 loại thuốc này thì tuyệt đối không được uống rượu, kẻo tự hại chính mình

Sức khỏe 15/06/2021 13:02

Đây là 5 loại thuốc phổ biến và được nhiều người sử dụng để chữa một số loại bệnh thường gặp. Thế nhưng, nếu đã uống thuốc mà còn uống rượu thì sẽ gây ra hậu quả khó lường tự hại mình đấy nhé.

Sau đây là 5 loại thuốc khi đã uống rồi thì không nên uống rượu vì sẽ gây ra những tác dụng khôn lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng:

Thuốc giảm đau paracetamol

Thuốc giảm đau paracetamol là một loại thuốc thông dụng và hầu như nhà nào cũng có. Thế nhưng, bản thân loại thuốc này có thể gây độc cho gan, được gọi là nhiễm độc gan do paracetamol. Độc tính này là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy gan cấp tính. Và rượu cũng bao gồm các chất độc mà gan phải phân hủy, vì vậy khi kết hợp rượu với paracetamol sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Thuốc trị cảm cúm và cảm lạnh

Cũng giống như thuốc giảm đau, thuốc trị cảm cúm và cảm lạnh cũng rất phổ biến và thường có trong tủ thuốc của nhiều gia đình. Hầu hết các loại thuốc chữa 2 loại bệnh trên đều có chứa pseudoephedrine hay các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi khác nhau. Khi sử dụng dễ khiến người uống cảm thấy buồn ngủ và chóng mặt. Nếu kết hợp chúng với rượu, có thể làm cho tình trạng buồn ngủ và chóng mặt trở nên trầm trọng hơn, đồng thời tăng nguy cơ dùng quá liều sẽ rất nguy hiểm.

Nếu đã uống 1 trong 5 loại thuốc này thì tuyệt đối không được uống rượu, kẻo tự hại chính mình - Ảnh 1
Nếu uống kết hợp thuốc trị cảm cúm và cảm lạnh với rượu, có thể làm cho tình trạng buồn ngủ và chóng mặt trở nên trầm trọng hơn, đồng thời tăng nguy cơ dùng quá liều sẽ rất nguy hiểm. Ảnh minh họa: Internet

Thuốc kháng sinh

Khi uống thuốc kháng sinh mà uống thêm rượu sẽ làm giảm đi hiệu quả điều trị của thuốc kháng sinh. Cũng tùy vào loại thuốc kháng sinh mà bạn uống sẽ có những tương tác khác nhau với rượu và dẫn đến những tình trạng cụ thể.

Các thuốc kháng sinh như: metronidazol, tinidazol, cephamandol, latamoxef, cefoperazon, cefmenoxim và furazolidone khi dùng chung với rượu sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, nôn mửa và khó thở. Vì vậy, người bệnh không được uống rượu trong thời gian uống kháng sinh.

Thuốc hạ huyết áp

Cũng không nên uống rượu khi đang sử dụng thuốc hạ huyết áp. Bởi lẽ, khi rượu và thuốc hạ huyết áp tương tác với nhau có thể làm tụt huyết áp xuống quá thấp dẫn đến tình trạng chóng mặt hoặc ngất xỉu. Đồng thời, cũng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp và tăng nhịp tim.

Khi uống rượu làm giãn mạch, gây thoát nhiệt ra ngoài dẫn đến hạ huyết áp. Nếu dùng chung với thuốc làm hạ huyết áp sẽ càng làm tăng tính hạ huyết áp của thuốc. Việc giảm huyết áp đột ngột thế này sẽ rất nguy hiểm.

Thuốc điều trị đái tháo đường type 2

Với những thuốc trị đái tháo đường type 2 như glibenclamid, glipizid, glimepirid, metformin,... nếu sử dụng thêm rượu có thể làm tụt đường huyết đột ngột, có khả năng gây hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời vì rượu có tác dụng hạ đường huyết.

Những căn bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ, bố mẹ phải đặc biệt quan tâm

Trẻ nhỏ thường không biết cách bảo vệ sức khỏe răng miệng sẽ dẫn đến một số bệnh ngoài ý muốn, chính vì vậy mà bố mẹ nên quan tâm đến con nhiều hơn.

TIN MỚI NHẤT