Cách chữa áp xe sau khi tiêm với các bước đơn giản

Sức khỏe 12/08/2020 13:58

Áp xe do tiêm là tình trạng thường gặp khi không thận trọng trong việc vệ sinh, dùng thuốc,… Dưới đây là cách chữa áp xe sau khi tiêm với các bước đơn giản.

Nội dung bài viết

Áp xe là những ổ viêm, sưng đau và chứa nhiều mủ do nhiễm khuẩn. Bạn có thể bị áp xe ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Một số mụn áp xe nhỏ trên da có thể tự lành mà không cần sự can thiệp của y khoa. Tuy nhiên, các ổ áp xe lớn không thể tự lành thì phải cần đến sự chăm sóc của các biện pháp y tế. Bạn có thể tự chữa áp xe tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ. Dưới đây là cách chữa áp xe sau khi tiêm cực kỳ hiệu quả. Mời bạn cùng theo dõi. 

cach chua ap xe sau khi tiem 1
Cách chữa áp xe sau khi tiêm với các bước đơn giản - Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa áp xe sau khi tiêm tại nhà

#1. Không chạm tay vào áp xe

Khi bị áp xe sau khi tiêm phòng, đừng sợ hay cậy nốt áp xe. Điều này có thể khiến vi khuẩn lây lan, gây viêm nhiễm nặng hơn. Thay vào đó, bạn hãy dùng khăn giấy sạch hoặc bằng để thấm mũ/dịch rỉ ra từ áp xe. Đừng để tay chạm vào chỗ bị áp xe trong quá trình thấm dịch. Vứt miếng băng ngay sau khi thấm dịch và không tái sử dụng nó.

Lưu ý: Rửa sạch trước và sau khi thấm dịch cho áp xe để tránh các ổ nhiễm trùng lây lan. Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm khuẩn tụ cầu vàng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua nốt áp xe.

#2. Chườm ấm cho vùng bị áp xe

Đầu tiên, bạn hãy rửa tay bằng xà phòng. Sau đó, đun một cốc nước cho vừa ấm, nóng nhưng không làm da bị bỏng rồi nhúng băng sạch/vải mềm vào nước, đắp lên nốt áp xe và các vùng da xung quanh. Biện pháp này sẽ giúp dẫn lưu áp xe, giảm đau nhức, khó chịu cho nốt áp xe. Mỗi ngày chườm ấm vài lần.

cach chua ap xe sau khi tiem 2
Chườm ấm cho vùng bị áp xe - Ảnh minh họa: Internet

#3. Ngâm trong nước ấm

Đổ nước ấm vào bồn tắm hoặc chậu nhỏ hơn, sau đó ngâm người vào vùng da bị áp xe khoảng 10-15 phút. Biện pháp này sẽ giúp áp xe tự dẫn lưu một cách tự nhiên, giảm bớt đau nhức, khó chịu. 

Lưu ý: Rứa bồn tắm/chậu chứa nước thật sạch trước và sau khi ngâm. 

#4. Rửa sạch áp xe và vùng da xung quanh

Hãy rửa áp xe bằng xà phòng diệt khuẩn dịu nhẹ và nước ấm. Nhớ là rửa cả vùng da xung quanh nốt áp xe. Dùng khăn mềm sạch để thấm khô. Nếu thích, bạn có thể dụng dung dịch sát khuẩn để rửa áp xe. Việc tắm vòi sen/tắm bồn cũng giúp rửa sạch áp xe. Việc giữ vệ sinh cá nhân cho thật tốt giúp chữa lành vết áp xe đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.

cach chua ap xe sau khi tiem 3
Rửa sạch áp xe và vùng da xung quanh - Ảnh minh họa: Internet

#5. Che phủ áp xe bằng băng vô trùng

Khi áp xe đã sạch, hãy dùng gạc/băng vô trùng phủ nhẹ lên vết thương. Hãy thay băng nếu thấy dịch áp xe đã thấm qua băng hoặc băng bị bẩn/ướt để phòng ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng tăm bông để thoa mật ong lên vùng áp xe trước khi băng lại giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng. Lưu ý là không nên chấm tăm bông đã sử dụng vào mật ong.

#6. Uống thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen. Tuân theo hướng dẫn liều lượng trên bao bì thuốc để giảm đau, khó chịu. 

cach chua ap xe sau khi tiem 4
Uống thuốc giảm đau áp xe - Ảnh minh họa: Internet

#7. Mặc áo quần rộng rãi, mềm mịn

Quần áo bị bó sát gây kích ứng da, khiến nhọt áp xe trở nên nặng hơn. Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, nhẹ nhàng giúp da dễ thở và nhanh lành hơn. Chất liệu vải cotton hoặc len lông cừu mềm mịn sẽ giúp da không bị ngứa đồng thời ngăn chặn hiện tượng đổ mồ hôi nhiều khiến vùng da áp xe bị kích ứng.

Cách chữa áp xe khi tiêm bằng sự hỗ trợ của y tế

#1. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng

Bạn hãy tiếp tục chăm sóc vùng bị áp xe nếu thấy nó đã lành lạnh và không có biểu hiện nhiễm trùng nặng hơn. Chú ý đến các dấu hiệu dưới đây về tình trạng áp xe đang xấu đi:

cach chua ap xe sau khi tiem 5
Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng áp xe để nhờ sự can thiệp của y tế - Ảnh minh họa: Internet
  • Da đỏ hơn, đau hơn.
  • Các vết đỏ tỏa ra từ ổ áp xe, hướng về phía tim.
  • Có cảm giác ấm/nóng khi sờ vào vết áp xe/vùng da xung quanh.
  • Áp xe chảy nhiều mủ/dịch.
  • Sốt cao trên 38,6 độ C.
  • Buồn nôn, ớn lạnh, đau đầu, đau nhức cơ.

#2. Hẹn gặp bác sĩ

Một số trường hợp bị áp xe sẽ cần đến sự chăm sóc y tế, chẳng hạn người trên 65 tuổi. Hãy kể với bác sĩ về quá trình tự điều trị áp xe tại nhà của bạn. Hãy tới gặp bác sĩ nếu thấy:

  • Áp xe xuất hiện ở cột sống hoặc vùng giữa mặt, gần mũi, gần mắt.
  • Áp xe không tự động dẫn lưu được.
  • Áp xe to hơn, đau.
  • Bạn bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh mãn tính về thận, gan. 
cach chua ap xe sau khi tiem 6
Hãy kể với bác sĩ về quá trình tự điều trị áp xe tại nhà của bạn - Ảnh minh họa: Internet

#3. Dẫn lưu áp xe

Thủ thuật mở/dẫn lưu áp xe giúp loại bỏ mũ/dịch nhiễm trùng đồng thời giảm áp lực. Lưu ý giữ sạch băng gạc và để khô ráo sau khi bác sĩ đã dùng xong sau thủ thuật. Không nên cố gắng tự dẫn lưu áp xe tại nhà, tránh tình trạng nhiễm trùng lây lan. Nếu bị đau nhiều, hãy hỏi bác sĩ về loại thuốc gây tê tại chỗ.

#4. Tiếp nhận điều trị bằng thuốc kháng sinh bôi ngoài da hoặc uống

Bác sĩ sẽ tiến hành kê toa thuốc kháng sinh nếu trường hợp áp xe trở nên nghiêm trọng. Hãy tuân theo hướng dẫn về liều lượng của bác sĩ. 

Trên đây là các cách chữa áp xe sau khi tiêm khá hiệu quả. Mong rằng bạn sẽ lưu lại để có thể áp dụng khi gặp phải trường hợp bị áp xe sau tiêm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.

Khi bị đau tai phải làm sao để bớt khó chịu?

Đau tai khiến chúng ta cảm thấy cực kỳ khó chịu, tuy nhiên nó không phải là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng. Vậy khi bị đau tai phải làm sao?

TIN MỚI NHẤT