Dựa vào lời kể của người nhà, trong gia đình có hai thành viên khác từng bị nhồi máu não, đây là một yếu tố cần được lưu ý trong đánh giá nguy cơ của bệnh nhi. Hiện, trẻ được điều trị tích cực tại viện.
- Ba người một nhà nhập viện cấp cứu sau bữa cơm có món hoa chuông xào
- Nóng: Phát hiện 2 ca bệnh nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người' ở Đắk Lắk
Theo thông tin từ VnExpress, ngày 16/7, đại diện Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết bệnh nhi tiền sử khỏe mạnh, không bệnh nền. Thời điểm nhập viện, bé khó nói, liệt nửa người, các triệu chứng xuất hiện nhanh. Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não và chụp cắt lớp vi tính mạch máu não xác định trẻ có hình ảnh nhồi máu não vùng bán cầu trái.
Dựa vào lời kể của người nhà, trong gia đình có hai thành viên khác từng bị nhồi máu não, đây là một yếu tố cần được lưu ý trong đánh giá nguy cơ của bệnh nhi. Hiện, trẻ được điều trị tích cực tại viện.
Bác sĩ Vương Thị Hào, Trưởng khoa Nhi, cho biết nhiều người thường nghĩ nhồi máu não chỉ xảy ra ở người cao tuổi, người có bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, bệnh lý mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân nhồi máu não ở trẻ thường khác biệt so với người lớn và phức tạp hơn, như trẻ có các bệnh lý tim mạch, do bẩm sinh hoặc trẻ có tiền sử mắc các bệnh như thông liên nhĩ, thông liên thất, bệnh van tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim.
Ngoài ra, trẻ có các bệnh lý mạch máu như dị dạng mạch máu não, viêm mạch máu, bóc tách động mạch, bệnh lý mạch máu do di truyền hay các bệnh về rối loạn đông máu.

Trước đó, theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, một trường hợp tương tự xảy ra đầu tháng 6, em T.B.C. (13 tuổi, trú quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) đang tập văn nghệ tại trường thì đột ngột ngất xỉu. Em nhanh chóng được đưa vào Bệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp - một biểu hiện khẩn cấp của tổn thương não nặng.
Hình ảnh chụp CT não cho thấy em bị xuất huyết nội sọ lớn, máu tụ chèn ép nghiêm trọng mô não. Ngay lập tức, các bác sĩ khoa ngoại thần kinh phối hợp với khoa gây mê hồi sức tiến hành mổ mở sọ cấp cứu, lấy máu tụ và giải áp.
Sau đó hình ảnh chụp mạch máu não bằng kỹ thuật số hóa xóa nền (DSA) tiếp tục phát hiện dị dạng mạch máu bẩm sinh kèm túi phình - một trong những nguyên nhân âm thầm gây đột quỵ ở trẻ.
Ê kíp bác sĩ tiến hành phẫu thuật triệt để loại bỏ dị dạng, ngăn ngừa tái xuất huyết. May mắn, sau điều trị, bệnh nhi tỉnh táo, vận động tứ chi gần như bình thường và đã xuất viện.\