Để phòng tránh lây lan, bệnh nhân đau mắt đỏ cần "tuân thủ" 2 hành động này

Sống khỏe 20/09/2023 10:19

Bệnh đau mắt đỏ lây qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, qua đường hô hấp, qua nước mắt, nước bọt, bắt tay…

Theo báo Sức Khỏe Đời Sống, đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là một bệnh không quá nguy hiểm nếu biết điều trị, chăm sóc mắt theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa. Tuy nhiên do bệnh rất dễ lây nhiễm vì vậy, nếu một thành viên trong gia đình bị đau mắt đỏ rất dễ lây cho cả nhà.

Bệnh đau mắt đỏ lây qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, qua đường hô hấp, qua nước mắt, nước bọt, bắt tay…

Bệnh cũng có khả năng lây qua tiếp xúc gián tiếp qua việc cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh (như tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm cầu thang…).

Dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân với người bệnh (như khăn mặt, ly/cốc nước uống, gối…) cũng khiến lây nhiễm phải căn bệnh này. Ngoài ra, việc lây nhiễm đau mắt đỏ còn có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nước công cộng dễ bị nhiễm mầm bệnh (ao, hồ, bể bơi). Thói quen dùng tay dụi mắt, sờ vào mũi, ngậm vào miệng…

Một số điều lưu ý đối với khả năng lây nhiễm của đau mắt đỏ là ở những nơi công cộng, bao gồm bệnh viện, trường học, văn phòng làm việc… hoặc những khu vực có mật độ người đông, thường phải tiếp xúc với cự ly gần như bến tàu xe, trên xe bus, chợ… nguy cơ lây lan bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc do virus) là rất cao.

Để phòng tránh lây lan, bệnh nhân đau mắt đỏ cần 'tuân thủ' 2 hành động này  - Ảnh 1

Bệnh đau mắt đỏ lây qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, qua đường hô hấp, qua nước mắt, nước bọt, bắt tay… Ảnh minh họa: Internet

 

Để phòng tránh lây lan, bệnh nhân đau mắt đỏ cần:

- Hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay.

Nếu mắt chảy nhiều nước mắt, có nhiều ghèn rỉ mắt thì sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc y tế (sử dụng 1 lần) để vệ sinh, sau đó bỏ vào thùng rác có nắp đậy để tránh tạo thành nguồn lây cho gia đình và người xung quanh, sát khuẩn tay sau khi vệ sinh mắt.

Không sử dụng kính áp tròng khi đang bị viêm kết mạc.

Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như đồ ăn - uống, chậu - khăn rửa mặt, chăn, gối ngủ.

Đeo khẩu trang khi có các triệu chứng ho, hắt hơi...

Vệ sinh bàn ghế, không gian sinh hoạt, vui chơi của trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn bề mặt.

Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người.

Đặc biệt khi trẻ có các triệu chứng bệnh như đỏ mắt, chảy nước mắt, ra nhiều rỉ ghèn cần cho đến các cơ sở khám mắt để được điều trị và xử lý biến chứng kịp thời.

(Bệnh viện Đa khoa Hà Nội)

BS chuyên khoa Mắt: 4 cách trị đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả, khỏi nhanh

Số người mắc bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng trên cả nước. Đau mắt đỏ dù không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

TIN MỚI NHẤT