Vợ chồng bình đẳng, có lợi bất cập hại?

Phụ nữ yêu 25/08/2019 05:14

Đời sống vợ chồng thường phát sinh nhiều tình huống “éo le” khác nhau. Có những cặp vợ chồng chung sống rất êm ấm, thuận hòa nhưng cũng có những cặp vợ chồng mà trong đó, người vợ luôn muốn chứng tỏ quyền ngang hàng với người chồng để tự thỏa mãn ý thích ích kỷ của bản thân. Và điều gì sẽ xảy đến khi người trong cuộc không thể chấp nhận cái quyền bình đẳng ngược đời kia?

Từ ngày còn con gái, cứ nhìn cảnh mẹ ngày ngày đi làm về lại cơm nước, giặt giũ tất bật cho đến khuya, còn bố thì cứ thoải mái nằm đọc báo, xem tivi cho đến khi ngủ thiếp đi, Thu Mai đã thấy bất bình lắm.

Cô thường tuyên bố với bạn bè: ''Sau này tớ mà lấy chồng thì vợ chồng phải bình đẳng. Mỗi người một việc chứ không thể giống như bố mẹ mình”. Thế nên ngay khi Hoàng ngỏ lời muốn tiến đến hôn nhân, Mai đã “cảnh cáo” ngay: ''Trong gia đình, anh với em là bình đẳng đấy! Không có cái kiểu “Chồng chúa, vợ tôi” đâu nhé!”. Lúc đó, Hoàng chưa thể hình dung cái quyền bình đẳng như lời người yêu ra sao, anh cũng cười vui vẻ chấp nhận cả hai tay.

Gia đình hay quán trọ?

Vợ chồng bình đẳng, có lợi bất cập hại? - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Chuyện bình đẳng đầu tiên mà Mai kiên quyết đòi cho được, đó là việc trong nhà. Cô có ý kiến, thích thì làm, không thì thôi. Đi làm về, thích thì Mai vào bếp nấu cơm, còn không thì trên đường về nhà cô mua sẵn hai hộp cơm công nghiệp. Áo quần tiện tay thì giặt, nếu chồng không giặt cô mang ngay ra tiệm giặt ủi. Mai nói: ''Giặt làm gì cho gẫy hết móng tay”.

Lấy nhau gần được hai năm, lương tiền cũng không phải ít vì cả hai cùng đi làm, vậy mà trong nhà Mai lại chẳng có lấy một khoản tiền dự trữ chỉ vì cái tính thích gì làm nấy của cô. Nhiều lần nghe chồng than phiền, Mai tuyên bố: ''Nếu anh thích giặt đồ, nấu cơm thì cứ làm. Vợ chồng mình bình đẳng mà”.

Buồn bã và chán nản vì nói mãi mà vợ không thay đổi, Hoàng cảm thấy mệt mỏi mỗi khi nghĩ đến việc trở về nhà sau giờ tan sở. Anh thường bỏ đi nhậu nhẹt với bạn bè tới khuy mới về. Còn Mai vẫn thản nhiên: ''Mỗi người đều có cách giải trí khác nhau. Đã nói là bình đẳng thì không thể cấm đoán sở thích của nhau được”. Sau giờ làm việc, cô cũng thoải mái đi xem phim, mua sắm với bạn bè mà chẳng hề nghĩ đến giờ về nhà.

Vợ chồng bình đẳng, có lợi bất cập hại? - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Thế nhưng trước cái tin chồng có quan hệ với một cô bạn cũ hồi còn sinh viên, Mai không còn vô tư và thản nhiên như trước nữa. Cô làm ầm ĩ lên ngay lập tức với chồng. Đến lượt Hoàng thản nhiên: ''Tôi muốn có một gia đình thật sự, chứ không phải là một quán trọ. Đã là vợ thì cũng phải biết nấu cho chồng miếng cơm, giặt cái khăn tay…còn đằng này… Tôi muốn ly hôn”.

Ghen tuông, khóc lóc đều chẳng có tác dụng gì mà còn nghe lời qua tiếng lại mỉa mai về cái quyền “đòi bình đẳng” của mình. Lại có người khuyên Mai: ''Vợ chồng nhường nhịn nhau một chút, dịu dàng chăm sóc ổng để giữ hòa khí trong nhà”, nhưng khi nghe đến đó cô liền phản bác: ''Tại sao em phải làm như vậy chứ? Hạnh phúc vợ chồng là của chung, vợ chồng là bình đẳng. Em không thể nhẫn nhịn được”. Thế là sau đó họ ly hôn nhau.

Thật là một cái giá quá đắt cho việc đòi hỏi quyền bình đẳng khi người phụ nữ chỉ biết đặt ý muốn cá nhân cao hơn cuộc sống gia đình, từ đó đánh mất dần thiên chức làm vợ cao quý vốn có từ bao đời nay của người phụ nữ.

Vợ chồng bình đẳng, có lợi bất cập hại? - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Nhiều người có quan niệm sai lầm khi đòi hỏi quyền bình đẳng với chồng để không phụ thuộc vào chồng, tự do quan hệ xã hội thoải mái và tự do giải trí giống như nam giới. Thế nhưng họ đã quên một điều quan trọng, đó là bình đẳng trong quan hệ vợ chồng tức là tôn trọng nhau và giúp nhau cùng tiến bộ chứ không phải đặt vào vị trí ngang hàng nhau.

Vì sao vợ chồng dễ chia tay nhau?

Một cuộc hôn nhân thường không diễn ra theo kịch bản từ “đang chung sống vui vẻ” đến “vợ chồng chia tay nhau” mà không có bất cứ nguyên nhân nào. Nhưng nếu tinh ý, chúng ta có thể nhận biết những yếu tố cảnh báo đến từ xa để làm điều gì đó nhằm cứu vãn cuộc hôn nhân hiện tại.

TIN MỚI NHẤT