Các giai đoạn phát triển của bé sơ sinh trong năm đầu đời

Nuôi dạy con 10/06/2020 10:53

Các giai đoạn phát triển của bé là chỉ số quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng của trẻ. Do đó, là bố mẹ bạn cần phải theo dõi sát sao quá trình này, không bỏ sót bất cứ sự kiện nào. Như vậy, việc nuôi và chăm sóc con sẽ dễ dàng hơn.

Phần lớn, những mốc phát triển quan trọng của bé đều diễn ra trong năm đầu. Đây là giai đoạn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện về trí não, thể chất, nhận thức, năng lực ngôn ngữ… của trẻ trong những năm sau đó.

cac giai doan phat trien cua be
Năm đầu đời là giai đoạn phát triển quan trọng của bé

Do đó, các giai đoạn phát triển của bé bạn cần để ý kỹ đến các thông số như: chiều dài, cân nặng, số đo vòng đầu, các kỹ năng cùng các đặc điểm đáng yêu của con. Những chỉ số này sẽ giúp mẹ biết cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và vận động sao cho thật khoa học, để con phát triển tốt nhất.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Sau hơn 9 tháng mang nặng đẻ đau, bạn sẽ được ôm con trong vòng tay. Lúc này mẹ cũng đã tận mắt nhìn thấy những sự thay đổi, biến chuyển của con theo từng tháng một.

Khi mới sinh ra, đứa con đỏ hỏn, rất nhỏ bé, vỏn vẹn chỉ cao khoảng 50cm. Thiên thần bé nhỏ ấy sẽ làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Trong khoảng thời gian tháng đầu tiên, con bạn sẽ ngủ rất nhiều, điều này giúp con phát triển nhanh, dần thích nghi với môi trường mới. Bé đã biết phản ứng với giọng nói của mẹ và có thể giao tiếp bằng ánh mắt.

Bước sang tháng thứ 2, hình dạng của bé bắt đầu đầy đặn, tròn đầy hơn. Bé cũng đã học được cách cười và phản ứng lại với những hành động giao tiếp từ bố mẹ. Lúc này, bé cũng dần làm quen với ngôn ngữ và điệu bộ, từ từ bắt chước giống người lớn.

cac giai doan phat trien cua be 1
Tháng đầu sau sinh bé ngủ rất nhiều

Vì thế mỗi lần ôm bé mẹ hãy cười thật tươi và làm nhiều cử chỉ dễ thương để bé có thể bắt trước. Từ đây, bé sẽ nhanh chóng làm quen với môi trong sống bên ngoài. Hướng nhìn của bé cũng bắt đầu có chủ đích nhìn tập chung vào một bộ phận nhất định trên mặt mẹ. Miệng sẽ tạo ra âm thích để bắt chuyện, các cử động cũng mềm mại và uyển chuyển hơn.

Đến tháng thứ 3, bé đã chủ động được các hành động ý thức, biết dùng tay để ra hiệu và cầm lấy những thứ mình muốn. Chiều cao và hình dáng phát triển hơn nhiều so với lúc mới xinh, vô cùng đáng yêu. Các phản ứng của cơ thể cũng nhanh nhạy hơn, cánh tay nâng lên, bàn tay rộng mở và chân di chuyển.

Đến khi mẹ nhận thấy, cái gì cũng mới lạ, bé thích học hỏi cách vận động, giọng nói, âm điệu, cảm xúc… điều này chứng tỏ bé đã bước sang tháng thứ 4. Bé biết cách thể hiện rõ cảm xúc của mình, vui cười khi lấy được món đồ chơi yêu thích hoặc khóc thét khi bị mất đồ chơi. Đây cũng là khoảng thời gian trẻ bắt đầu hình thành phản xạ có điều kiện.

Tháng thứ 5, các chức năng trong cơ thể của bé đã hoàn thiện giống như người lớn. Bé cũng đã có thể nói bập bẹ được một vài từ. Trí não phát triển nhanh, bé giao tiếp linh hoạt. Những cụm từ bạn dạy bé, bé sẽ cố gắng nói theo và ghi nhớ. Vì vậy, thời điểm này nếu bạn cho nghe, chỉ vào đồ vật và gọi tên, bé sẽ học nhận diện rất nhanh.

cac giai doan phat trien cua be 2
Qua mỗi tháng trẻ đều có sự thay đổi về chiều cao và cân nặng

Sang đến tháng thứ 6, bạn sẽ thấy bé có rất nhiều sự thay đổi, tập ngồi và bò đi xung quanh. Vào thời gian này, mẹ hãy khuyến khích bé vận động, đặt các món đồ chơi ra xa một chút để bé có thể tự bò đến lấy.

Tuy nhiên, vì còn quá nhỏ để có thể phân biệt được cái nào ăn được, cái nào không ăn được. Vì vậy, tất cả những thứ bé vơ được sẽ cho vào miệng. Do đó, khi chọn đồ chơi cho bé, bạn phải thật cẩn thận. Tốt nhất nên chọn những món có kích thước lớn, để bé không thể nhét vào miệng và nhai.

Các kỹ năng nhặt lấy, biết nắm chặt đồ vật hơn sẽ được hình thành khi bé bước sang tháng thứ 7. Vì vậy, khu vực chơi của trẻ cần được đảm bảo an toàn. Lúc này mẹ cần để mắt đến bé nhiều hơn, không nên vừa làm việc vừa trông bé. Bởi bé năng động, chỉ một chút sơ suất bé sẽ bị ngã và bị thương do đang chơi đùa hoặc cố lấy một vật nào đó.

Bắt đầu từ tháng 8 trở đi, bạn sẽ thấy bé có sự phát triển trí não nhanh chóng. Nhận biết không gian và sử dụng được ngôn ngữ đơn giản. Bé sẽ biết trả lời những câu hỏi như “Mắt của con đâu?, lấy tay chỉ vào mắt của mình. Với những bộ khác trên cơ thể, bé cũng nhanh chóng nhận diện được chúng nằm ở đâu.

Tư duy của trẻ phát triển cao thêm một bậc nữa khi bước tháng thứ 9. Bé có thể mở ra đóng lại cuốn sách hàng chục lần, món đồ chơi kéo ra đẩy vào… Nhanh chóng phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.

cac giai doan phat trien cua be 3
Chứng kiến con yêu lớn lên là niềm hạnh phúc của cha mẹ

Sang đến tháng 10, 11, 12 bé tiếp tục phát triển kỹ năng ngôn ngữ với nhiều bài hát và trò chơi. Thông qua những câu chuyện bé nghe và sẽ quan sát, để nắm bắt được hành động của người lớn.

Trong năm đầu đời, bé cũng sẽ có sự phát triển mạnh mẽ về chiều cao. Vì vậy, bạn sẽ thấy bé lớn rất nhanh. Bởi đây là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai. Đến ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ, chiều dài đã tăng gấp rưỡi so với chiều dài khi sinh. Lúc này cân nặng cũng gấp đôi cân nặng sơ sinh trong vòng 4-5 tháng đầu và gấp 3 lần cân nặng sơ sinh vào cuối năm thứ nhất.

Đây cũng là giai đoạn trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp, bởi hệ miễn dịch còn yếu. Do đó, trong giai đoạn này trẻ cần được chăm sóc cẩn thận hơn.

Tuy nhiên, không phải bé nào cũng phát triển theo các dấu mốc trên. Khi không nhìn thấy trẻ thay đổi rõ rệt thì có thể sử dụng bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh. Việc này sẽ giúp mẹ nắm chắc được các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé.

cac giai doan phat trien cua be 4
Bé cũng bắt đầu tập đi, tập nói trong năm đầu đời

Mặc dù, sự phát triển ở các bé không đồng đều, nhưng xét về tổng thể, bé vẫn đạt được chuẩn cân nặng và chiều cao trong thời gian 12 tháng. Có nghĩa là bé vẫn phát triển hoàn toàn bình thường.

Năm đầu đời chính là năm thú vị nhất trong cuộc đời của bé. Nên mẹ đừng bỏ qua mà hãy tận hưởng khoảng thời gian tuyệt diệu này. Đồng hành cùng con lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.

Năm đầu đời – Quá trình thay đổi bất ngờ khó tin của bé

Từ khi lọt lòng cho đến khi đầy năm, bố mẹ sẽ được chứng kiến quá trình thay đổi bất ngờ đến khó tin của bé. Con yêu sẽ lớn dần lên theo mỗi ngày. Chứng kiến quá trình này là niềm hạnh phúc vô bờ bến của những người làm cha mẹ.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, mỗi tháng trôi qua, bé sẽ có nhiều sự thay đổi mới. Không chỉ về chiều cao, cân nặng mà còn lời nói và cử chỉ yêu thương… Chỉ có những người làm cha mẹ luôn quan sát con mỗi ngày mới nhận ra điều này.

cac giai doan phat trien cua be 5
Các mẹ cần theo dõi sát sao quá trình phát triển của con 

Thông thường, những cột mốc quan trọng trong năm đầu đời mà người mẹ nào cũng mong được tận mắt chứng kiến như là mọc răng, bé biết bò, bé bập bẹ tập nói… Đây là những cột mốc lưu giữ lại rất nhiều khoảnh khắc siêu dễ thương và đáng yêu của bé. Khi bé đạt được những cột mốc này sớm hơn, đồng nghĩa với việc hình thành và phát triển sớm một số kỹ năng.

Qua đây có thể thấy được việc nắm bắt các giai đoạn phát triển của trẻ, sẽ giúp mẹ sớm xây dựng được chế độ dinh dưỡng khoa học. Cũng như biết cách chăm sóc, để con có sức khỏe tốt, thông minh và lanh lợi, đồng thời dẹp bỏ được các trở ngại trên con đường phát triển của trẻ.

Những đồ ăn vặt cho bà bầu dinh dưỡng từng giai đoạn

Mang thai tăng cường sự thèm ăn đáng kể cho mẹ bầu, thường muốn ăn một cái gì đó ngọt, mặn hay giòn vô cùng. Một loạt các món ngon đồ ăn vặt cho bà bầu đầy chất dinh dưỡng thỏa mãn vị giác sẽ là thứ mà các mẹ đang cần.

TIN MỚI NHẤT